Phạm vi đại diện trong đại diện theo ủy quyền giữa vợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 65 - 66)

và chồng

Phạm vi đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với

người thứ ba. Theo quy định của pháp luật về phạm vi đại diện thì: "Phạm vi

đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền" [22, Khoản 2 Điều 144]

như vậy có nghĩa "người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong

phạm vi đại diện" [22, Khoản 3 Điều 144]. Người đại diện theo ủy quyền cịn

phải có nghĩa vụ "thơng báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về

phạm vi đại diện của mình" [22, Khoản 4 Điều 144].

Từ khái niệm trên về phạm vi đại diện theo ủy quyền chúng ta thấy có sự khác biệt với đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cịn người đại diện theo ủy quyền chỉ có quyền giao dịch và trong phạm vi được ủy quyền. Nếu vượt quá giới hạn ủy quyền này thì phần vượt q khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Trong trường hợp người được đại diện không đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Như vậy việc xác định phạm đại diện là việc rất quan trọng, nếu như người đại diện không muốn tự mình phải chịu trách nhiệm với giao dịch mình đã xác lập, thực hiện "hộ" người được đại diện.

Cũng như vậy khi vợ chồng đại diện cho nhau theo ủy quyền sẽ giới hạn phạm vi đại diện. Chồng đại diện cho vợ và ngược lại trong các giao dịch dân sự như thế nào thì bị giới hạn? Ta thấy rằng hàng ngày với rất nhiều giao

dịch dân sự diễn ra xung quanh đời sống hôn nhân nhưng không phải bất cứ giao dịch nào cũng là đối tượng điều chỉnh của quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng. Các giao dịch dạng như vợ thay mặt chồng đến dự đám cưới của bạn chồng, chồng đi công tác xa làm giấy ủy quyền cho vợ mình đến nhận bằng tốt nghiệp đại học trong lễ trao bằng tốt nghiệp đại học... và các dạng ủy quyền như vậy của vợ và chồng không phải là đối tượng điều chỉnh của quan hệ đại diện theo ủy quyền của pháp luật Hơn nhân và gia đình.

Vậy những giao dịch như thế nào được pháp luật Hôn nhân và gia

đình điều chỉnh trong đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng? Đó sẽ là những giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Có nghĩa các giao dịch này là các giao dịch có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng (Điều 28 Luật Hơn nhân gia đình) hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng vợ, chồng nhưng đã được đưa vào sử dụng chung, mà hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình (Khoản 5 Điều 33).

Theo quy định trên ta cũng có thể hiểu khi vợ chồng thống nhất ủy quyền cho nhau thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng cũng sẽ được thực hiện nếu như có sự nhất trí của cả vợ và chồng. Khi đó hành vi giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện theo ý chí của người chồng (vợ) kia sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được đại diện. Và giao dịch được thực hiện trong phạm vi ủy quyền thì người được đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hậu quả của giao dịch bằng tài sản riêng của mình.

Như vậy, vợ chồng sẽ là đại diện cho nhau trong các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự nhất trí của cả vợ và chồng thì mới áp dụng pháp luật về đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)