Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 83 - 91)

VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.1.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng diện giữa vợ và chồng

* Sự tác động của quá trình phát triển các quan hệ xã hội trong thời gian qua tại Việt Nam

Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường phát triển theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần đã có sự thay đổi đáng kể trong đời sống xã hội. Chính những thay đổi này tạo nên những yếu tố tác động không nhỏ đến đời sống, thói quen sinh hoạt gia đình, vợ chồng nói chung và quan hệ đại diện giữa vợ và chồng nói riêng.

Với kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế như sau: "GDP-PPP/ đầu

người (tính theo USD) tăng từ 402 USD năm 2000 lên 1168 USD năm 2010

Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1993 là 58% xuống còn 10% năm

2010" [29].

Như vậy từ lúc Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng

nền kinh tế cơng nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngồi. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành

nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên

cạnh sự lớn mạnh của các thành phần kinh tế thì Kinh tế tư nhân phát huy

ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất, là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân trong sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay có nhiều hình thức hoạt động và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân trong xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Với ý nghĩa lớn lao đó kinh tế tư nhân xứng đáng là nền kinh tế có vai trị quyết định trong việc phát triển nền kinh tế, tăng thu nhập bình quân của người dân, xóa đói giảm nghèo ở nước ta.

Sự phát triển mạnh mẽ này khẳng định hướng đi đúng đắn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là minh chứng rõ nét cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Đóng góp khơng nhỏ trong kinh tế tư nhân chính là việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh của kinh tế hộ gia đình, doanh nhân… mà đa số trong họ là những người đã xây dựng gia đình, có tài sản chung của vợ chồng. Như vậy có nghĩa là một số lượng tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tham gia các giao dịch dân sự, thương mại khác.

Do điều kiện kinh tế ngày càng ổn định và phát triển việc vợ chồng càng có nhiều điều kiện để thể hiện việc quan tâm, chăm sóc đến nhau cũng như đến những thành viên khác trong gia đình. Việc quan tâm chăm sóc này đã có nhiều hình thức, phương tiện để thực hiện tạo ra sự phong phú ngày càng lớn trong các hình thức giao dịch dân sự. Vợ chồng có thể tham gia giao dịch qua mua bán, trao đổi dịch vụ, tặng cho…để thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc nhau và chăm sóc gia đình nói chung.

Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng tạo ra các giao dịch trong xã hội ngày càng phong phú đa dạng. Cộng đồng xã hội có sự phân cơng lao động ngày càng cao cùng với sự tiến bộ không ngừng trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật. Mỗi cá nhân muốn thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh, hoặc phục vụ sinh hoạt tiêu dùng…đều phải thông qua hoạt động trao đổi giao dịch với cá nhân khác, tức phải có các mối quan hệ để thỏa mãn nhu cầu nhất định. Vợ chồng tham gia ngày càng nhiều hơn vào các quan hệ trong xã hội. Tính chất của các giao dịch này cũng ngày càng phong phú, rộng mở để đáp ứng nhu cầu cuộc sống gia đình. Vợ chồng tham gia vào các giao dịch không chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình mà cịn là nhu cầu của bản thân. Các giao dịch có thể chỉ là dịch vụ đơn thuần nhưng cũng có thể là sản xuất kinh doanh có

lợi nhuận. Chính từ sự đa dạng phong phú trong các hoạt động giao dịch nên việc một người không thể đảm đương được nhiều việc cùng một lúc, sự xuất hiện của đại diện ngày càng nhiều trong các giao dịch trong xã hội. Hơn nữa việc khơng thể tự mình thỏa mãn được nhiều nhu cầu nên đại diện xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng ngày càng phong phú các nhu cầu đó.

Đại diện giữa vợ và chồng giờ đây khơng cịn đơn thuần là việc làm

hộ, làm thay nữa mà yêu cầu cao hơn đó là làm hộ, làm thay có chất lượng, có chun mơn cao…vợ, chồng cũng khơng nằm ngồi vịng quay đó. Vợ chồng khơng chỉ đại diện cho nhau và cho gia đình trong các hoạt động liên quan đến sở hữu tài sản là tư liệu sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong gia đình mà cịn đại diện cho nhau tham gia vào nhiều lĩnh vực khác trong xã hội liên quan đến tài sản lớn như quyền sử dụng đất, vốn đầu tư trong kinh doanh, lao động, bảo hiểm, tư pháp, tố tụng…

Đại diện giữa vợ và chồng không chỉ nằm trong các quan hệ về nhân

thân mà đã mở rộng ra với những quan hệ về tài sản. Tài sản vợ chồng hết sức phức tạp, chế độ sở hữu tư nhân, sở hữu chung hợp nhất trong tài sản của vợ chồng luôn đen xen trong đời sống vợ chồng. Sự phức tạp đó bắt nguồn từ quan hệ hơn nhân đem lại cũng như quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ, chồng. Chế độ tài sản do Nhà nước ta quy định xuất phát từ sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân cũng mới được công nhận tại Việt Nam, như vậy trong việc xác định quyền sở hữu cịn có những nhập nhằng dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng khi xác định quyền sở hữu. Thêm nữa đã xuất hiện nhiều hình thức tài sản mà ở Việt Nam chưa từng biết đến. Các tài sản vơ hình này ngày càng được quan tâm và đề cao nhưng đi cùng với nó là sự khó kiểm soát khi tài sản này bị thất thốt (quyền sở hữu trí tuệ trong một số lĩnh vực như: bản quyền tác phẩm âm nhạc, sáng tạo về thơ ca…).

Vợ chồng cũng khơng cịn chỉ đại diện cho nhau trong các giao dịch

vươn rộng ra toàn quốc và trên thế giới như: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế, sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị lớn, tài sản vơ hình…có yếu tố nước ngồi. Đây chính là yếu tố khách quan đầu tiên khiến cho việc hoàn thiện chế định pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trở lên cấp bách.

Khi đất nước ngày càng phát triển, một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển đó chính là việc tơn trọng và đề cao quyền tự do cá nhân của mỗi chủ thể trong xã hội, pháp luật cũng như các quan hệ khác. Quyền tự do cá nhân ln đi kèm với quyền bình đẳng của con người. Chính bởi vậy khi xã hội càng phát triển thì các quyền này của cơng dân càng được đề cao ghi nhận. Xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo quyền tự do của công dân, được ghi nhận tại Hiến pháp 1992 thì để đảm bảo các quyền và lợi ích của mỗi cá nhân ngay cả khi họ không thể trực tiếp tham gia được các giao dịch dân sự, kinh tế và các quan hệ ngoài xã hội nên việc hoàn thiện chế định pháp luật về đại diện được quan tâm.

Đại diện ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, vợ chồng cũng là một trong các chủ thể tham gia vào các lĩnh vực đó trong đời sống xã hội. Với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong giao lưu dân sự vợ chồng vừa tham gia với tư cách là cá nhân độc lập trong các quan hệ dân sự thương mại nhưng bên cạnh đó lại tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt đại diện cho vợ hoặc chồng mình và đơi khi cịn là đại diện cho cả gia đình. Vợ chồng đại diện cho nhau trong rất nhiều quan hệ pháp luật và trong nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính sự phức tạp này khiến cho sự phân biệt tư cách chủ thể là rất khó khi tham gia giao dịch.

* Xu hướng phát triển dân chủ định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu tôn trọng và bảo vệ và bảo vệ quyền tự do, bình đẳng của

cá nhân

Như ta đã biết, theo Tuyên ngôn về nhân quyền Liên hiệp quốc thì đây là "Bản tun ngơn to àn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất

cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mo ̣i tổ chức trong xã hô ̣i" [14].

Trên cơ sở Bản tuyên ngôn này , ở Việt Nam đã phấn đấu thúc đẩy sự tôn tro ̣ng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục để cho mọi người dân công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó mô ̣t cách có hiê ̣u quả thông qua những biê ̣n pháp tí ch cực, trong pha ̣m vi quốc gia hay quốc tế . Đây là xu hướng của thời đại, chính bởi vậy để thực hiện quyền tự do cá nhân của mỗi người thì việc mỗi cá nhân có quyền lựa chọn cho riêng mình những phương thức, hình thức nhất định để họ có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của bản thân cũng như gia đình họ là hợp lý. Việc cá nhân lựa chọn hình thức này hay hình thức khác, trực tiếp hay gián tiếp tham gia giao dịch dân sự là quyền tự do của mỗi người. Và quyền này được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Vợ và chồng cũng vậy, họ cũng là những cá nhân chủ thể nhất định trong đời sống xã hội, chính bởi vậy họ có quyền lựa chọn những hình thức nhất định để thực hiện các quyền năng của mình. Bên cạnh đó họ cịn phải có những trách nhiệm nhất định trong cuộc sống. Những trách nhiệm cũng như những nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cao khiến họ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền mà không thiếu sự quan tâm về tình cảm với nhau và với các thành viên khác trong gia đình cũng như khơng đảm bảo thực hiện quyền tự do cho các cá nhân khác cũng như xã hội (khai thác triệt để năng suất nhân công lao động trong các xưởng sản xuất tư nhân). Đây là một thực tế

xã hội hiện nay khiến nhiều gia đình khơng cịn hạnh phúc, con cái thiếu sự

chăm sóc của bố mẹ…Việc vợ chồng kết hợp hài hịa các lợi ích này, thay nhau chăm sóc người thân trong gia đình để góp phần ổn định xã hội là việc cần thiết.

Tóm lại, để đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của mỗi cá nhân trong gia đình, cũng như việc sử dụng tài sản đúng mục đích bảo đảm cho vợ chồng

ngày càng thực hiện tốt chức năng của gia đình đại diện giữa vợ và chồng cần được hoàn thiện.

* Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành còn thiếu tính đồng bộ, cịn nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tế

Như đã phân tích ở chương 1, 2 của luận văn, việc áp dụng thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật để cùng giải quyết một quan hệ xã hội đó là:

Thứ nhất, mặc dù được sự quan tâm và cố gắng không ngừng của các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ban hành pháp luật nhưng pháp luật hiện hành thiếu thống nhất và chưa có hệ thống, đặc biệt là các quan hệ có tính truyền thống trong pháp luật dân sự. Việc các quy định chưa rõ ràng trong việc xác định chế độ sở hữu tài sản, cũng như khả năng điều chỉnh về xác định sở hữu chung, riêng đối với tài sản. Đặc biệt cho đến thời điểm này trong hệ thống các văn bản pháp luật dân sự vẫn chưa có một văn bản nào quy định về quyền sở hữu, mà đây chính là quyền tiền đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự cũng như hơn nhân và gia đình và các ngành luật khác. Các quy định của pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình cũng chưa đủ sức để giải quyết các tranh chấp về tài sản vợ chồng phát sinh khi tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại nên vẫn phải viện dẫn các quy định của ngành luật khác để giải quyết tranh chấp. Đây chính là trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế như hiện nay. Trong thực tế cho thấy chính việc thiếu các quy định pháp luật mà đã xảy ra nhiều vụ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, của Nhà nước, xã hội nhưng chưa có pháp luật để xử lý. Việc giải quyết cấp bách lúc này chính là việc hệ thống hóa pháp luật để thấy được sự thiếu hụt các quy định pháp luật cũng như là sự chồng chéo của một số quy phạm pháp luật.

Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa có các cầu nối trong các ngành luật

khác nhau trong hệ thống pháp luật. Việc quy định khập khiễng trong các luật khiên việc giải thích, áp dụng pháp luật khơng được chính xác. Chính vì vậy

khi giải quyết tranh chấp hoặc khiếu kiện thì việc áp dụng pháp luật giải quyết là khác nhau do xuất phát từ lợi ích khác nhau của các bên trong giao dịch. Cầu nối này đảm bảo sao cho dung hịa được lợi ích các bên khi tham gia giao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)