đại diện cho chồng hoặc vợ của mình bị mất năng lực hành vi dân sự
Khi vợ hoặc chồng có đủ điều kiện giám hộ là đại diện đương nhiên khi một bên bị mất năng lực hành vi, ngoài tư cách là đại diện theo pháp luật thì cịn với tư cách là người giám hộ của người này (Khoản 1 Điều 62 Bộ luật
Dân sự năm 2005). Ta biết rằng theo quy định của pháp luật tại Điều 67, 68
Bộ luật Dân sự quyền và nghĩa vụ của người giám hộ và người được giám hộ ngồi quyền và nghĩa vụ đại diện thì người giám hộ cịn có một số quyền và
nghĩa vụ khác nữa. Có nghĩa rằng với tư cách là người giám hộ vợ hoặc
chồng là đại diện đương nhiên cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện. Tuy nhiên trong
trường hợp cụ thể này thì các quyền và nghĩa vụ khác như: "Chăm sóc, bảo
đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ" [22, Khoản 1 Điều 67], "Quản lý tài sản của người được giám hộ" [22, Khoản 3, Điều 67] và "Bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ" [22, Khoản 4, Điều 67]. Các quy định này của người giám hộ mặc dù là rộng hơn đối với các quy định
về đại diện đương nhiên của vợ và chồng nhưng lại là không thật cần bởi các
nghĩa vụ này đã mặc nhiên được công nhận khi hai người trở thành vợ chồng, có quan hệ hôn nhân. Vợ chồng có nghĩa vụ "thương yêu, quý trọng, chăm
sóc, giúp đỡ nhau" [18, Điều 18]. Hơn nữa tài sản cần được quản lý phần lớn
là tài sản chung của vợ chồng, nếu là tài sản riêng của người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người cịn lại đương nhiên được quyền quản lý, sử dụng. Vậy nên trong trường hợp này ta có thể khẳng định đại diện giữa vợ và chồng theo Luật Hơn nhân gia đình và giám hộ trong Luật Dân sự khi người bị mất năng lực hành vi dân sự là như nhau về quyền và nghĩa vụ.
Cũng như vậy, tại Điều 67, Điều 68 Bộ luật Dân sự đối với việc thực
hiện và bảo vệ quyền lợi cho người giám hộ khi giám hộ cho người mất năng lực hành vi và người cần được giám hộ nói chung thì luật cũng quy định việc "Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những
nhu cầu cần thiết cho người được giám hộ", [22, Khoản 1, Điều 68], hoặc
"Ðược thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người
được giám hộ" [22, Khoản 2, Điều 68] thì cũng khơng cần thiết đối với quan
hệ vợ chồng. Bởi khi tham gia vào mối quan hệ hơn nhân thì những quyền và
nghĩa vụ này là đương nhiên vì bất cứ người nào khi tham gia vào quan hệ
hơn nhân gia đình chính đáng, khơng vụ lợi thì ln mong muốn người chồng, vợ của mình mạnh khỏe để cùng chung tay xây dựng hạnh phúc gia đình. Việc tính cơng quản lý cho người giám hộ cũng là không cần thiết vì sẽ khơng ai thanh tốn chi phí phát sinh cho việc quản lý tài sản của chính mình cả. Việc sử dụng tài sản của người được giám hộ cũng chính là tài sản của người giám hộ, nên việc sử dụng tài sản sẽ luôn đúng mục đích. Bên cạnh đó tại
Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Dân sự cũng quy định việc đại diện cũng đồng thời
là quyền lợi của người giám hộ, tức việc đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự vừa là yêu cầu nhiệm vụ nhưng cũng là quyền của người giám hộ bởi khi thực hiện các giao dịch nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị mất năng lực hành vi là chồng hoặc vợ của mình thì đồng thời cũng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chính bản thân mình. Vậy nên ta khẳng định trong trường hợp này các quy định rộng mở hơn của giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực chất là trùng với các quy định về đại diện giữa giữa vợ và chồng khi một bên bị mất năng lực hành vi.
Trong trường hợp dùng tài sản chung vợ chồng "Việc xác lập, thực
hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận" [18, Khoản 3 Điều 28]
cần có sự bàn bạc thỏa thuận mà một bên vợ, chồng lại mất năng lực hành vi thì người đại diện đương nhiên sẽ phải một mình thay mặt chồng hoặc vợ của họ để xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến nghĩa vụ chăm sóc người bị mất năng lực hành vi, bên cạnh đó họ cịn phải chăm lo đến sự phát triển bình thường của gia đình nữa. Chính bởi vậy việc phân định một
cách rõ ràng về những nghĩa vụ trên của người đại diện đôi khi không phải dễ dàng. Việc này hầu như dựa hoàn tồn vào ý thức trách nhiệm cũng như tình nghĩa, tình cảm yêu thương của vợ chồng, cũng như nghĩa vụ của người đại diện đương nhiên đối với con cái. Sẽ là nặng nề và khó khăn cho những người
vợ, chồng thương yêu nhau thật lòng và thực hiện đúng theo quy định pháp
luật về tình nghĩa vợ chồng. Nhưng điều này là vơ cùng khó nếu như người vợ hoặc chồng cố tình phá tán tài sản khi một bên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi. Vì khi người đại diện này được phép giao dịch thì để thực hiện mục đích tẩu tán tài sản thì họ dễ dàng thực hiện được với lý do "vì lợi ích của
người bị mất năng lực hành vi". Vậy có cơ chế nào bảo vệ cho người bị mất
năng lực hành vi dân sự?
Cũng như vậy trong trường hợp chồng mang tài sản chung của vợ chồng là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ từ tài sản riêng vào kinh doanh, người chồng là giám đốc của công ty, công việc làm ăn đang rất phát đạt nhưng do tai nạn người chồng bị mất năng lực hành vi thì liệu người vợ có trở thành cổ đơng đương nhiên thay mặt chồng điều hành công ty hay không? Nếu chiếu
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì lúc này người vợ trở thành
người đại diện đương nhiên cho chồng mình thực hiện các giao dịch của
chồng. Như vậy việc các cổ đông khác trong công ty phản đối là sai trong khi các cổ đông này lại dựa vào pháp luật về doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp, tư cách và bản lĩnh kinh doanh của người chồng, phẩm chất lãnh đạo mang tính cá nhân của người chồng... để từ chối tư cách pháp lý của người vợ trong việc điều hành công ty? Đây là một thực tế hiện nay mà các công ty đã vấp phải, hay chăng chúng ta xem xét lại quy định việc đương nhiên khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự? Bên cạnh đó ta cùng xem xét trường hợp
khi một bên vợ, chồng đưa tài sản chung vào góp vốn trong kinh doanh.
Trong kinh doanh thì trên thực tế cũng như trong quy định của pháp luật khơng quan tâm nguồn gốc vốn đóng góp từ đâu mà chỉ quan tâm đến việc số vốn phải đóng góp và khả năng, nghĩa vụ góp vốn của cá nhân chủ sở hữu
vốn đó mà thơi. (Điều 39, 65, 131 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Như vậy có thể hiểu việc góp vốn này của riêng cá nhân vợ hoặc chồng đã là người góp vốn, người này có quyền định đoạt nhất định đối với khối tài sản đó mặc dù đó có thể là tài sản riêng của cá nhân vợ hoặc chồng nhưng cũng có thể là tài
sản chung của vợ chồng. Nhưng theo quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Hôn
nhân và gia đình thì việc định đoạt độc lập tài sản này là không được phép. Như vậy để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đáp ứng sự nhạy bén của các doanh nhân trong nền kinh tế thị trường nhưng đảm bảo sự phát triển ổn định trong gia đình cũng như bảo vệ tài sản của chủ sở hữu khác thì việc "Luật doanh nghiệp cũng cần sửa đổi nhất định như việc xác định, chứng minh tài sản của người góp vốn, là cần thiết để tránh những tranh chấp không đáng có sau này cũng như sự phát triển ổn định lâu dài của xã hội nói chung" [13].
Tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 về tư cách giám hộ của một bên vợ hoặc chồng khi chồng hoặc vợ
mất năng lực hành vi. Tư cách đại diện của người chồng phụ thuộc vào tình trạng mất năng lực hành vi của người vợ và khả năng giám hộ của chính người chồng và ngược lại. Việc tuyên bố mất năng lực hành vi phụ thuộc vào thủ tục khám nghiệm và kiểm tra lâm sàng của các nhà chun mơn, sau đó tịa án mới dựa vào đó để kết luận và tuyên bố. Khi một trong hai bên vợ
chồng là người đại diện cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi thì
lúc này với tư cách thay mặt người mất năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của người mất năng lực hành vi để đảm bảo tốt nhất cho việc chăm sóc người đang bị mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế cho thấy đây quả là một thủ tục rườm rà và tốn phí khơng cần thiết đối với những người bị thiểu năng, sống thực vật, bị thần kinh... khơng có khả năng hồi phục, vì ta biết rằng bất cứ một người bình thường nào nhìn vào đều có thể nhận thấy tình trạng mất năng lực hành vi của họ, nên chăng ta nên rút gọn thủ tục này
đối với việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi trong trường hợp này. Chỉ cần xác nhận của cơ quan giám định, cơ sở y tế chuyên môn cũng đủ để chứng nhận trạng thái mất năng lực hành vi dân sự của người tâm thần hoặc các bệnh khác khơng có khả năng nhận biết, nhận thức sự việc xung quanh?
Hơn nữa trên thực tế tại các tịa án có nhiều giao dịch do người tâm thần không đủ khả năng nhận thức hành vi vẫn ký kết hợp đồng. Như vậy về mặt lý luận thì khi có tranh chấp xảy ra Tòa án phải hướng dẫn người có quyền, lợi ích liên quan đề nghị Tịa án tun bố mất năng lực hành vi đối với người bị tâm thần này, sau đó mới tuyên bố giao dịch đã ký với người tâm thần này là vô hiệu. Tuy nhiên hiện nay quan điểm của các tòa cho rằng việc thực hiện theo những quy định trên là máy móc nên các tịa thường chỉ cần có kết luận của cơ quan giám định là người này bị tâm thần là tòa án tuyên bố giao dịch mà người bị tâm thần này tham gia là vô hiệu, hoặc có chăng nữa là gần như đồng thời có quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi
dân sự thì có quyết định tun giao dịch vô hiệu hoặc các theo các yêu cầu
khác của đương sự.
Như vậy, việc giải quyết cho ta thấy rằng một người tâm thần khơng có khả năng nhận thức về hành vi của mình bị coi là người mất năng lực hành vi không phụ thuộc vào việc tuyên bố của tòa án. Như vậy ta có thể kiến nghị thay đổi thủ tục hoặc giải quyết vụ việc dân sự khi vợ hoặc chồng sẽ là người đại diện theo pháp luật của chồng hoặc vợ mình ngay từ khi chồng hoặc vợ mình bị bệnh tâm thần hoặc mắc một bệnh khác khơng có khả năng nhận thức hành vi mà chưa bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự? Điều kiến nghị này có cơ sở để thực hiện vì trên thực tế việc giải quyết đã thành thơng lệ và có lẽ cũng phù hợp với với nguyện vọng giải quyết công việc của người dân.
Trên thực tế cho thấy mặc dù xã hội ngày càng hiện đại, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật ngày càng cần thiết để trong trường hợp nào ta cũng chủ động giải quyết công việc theo quy định của pháp luật. Trên các diễn đàn xã hội, thông tin đại chúng và thực tế hoạt động của các luật sư có
rất nhiều câu hỏi liên quan đến năng lực hành vi của một bên vợ chồng khi những người này phải tham gia giao lưu dân sự. Hàng trăm các câu hỏi dạng
Vợ tôi sau một tai nạn giao thông bị thương nặng, kết luận là cô ấy đã mất năng lực hành vi dân sự. Tơi muốn biết giám hộ là gì, ai chịu trách nhiệm cho người bị mất năng lực hành vi dân sự? Trong trường hợp của vợ tơi thì ai là người giám hộ cho cơ ấy?... (Trần Đình Trung, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội (Theo Việtnamnet, ngày 17/10/2007). hay Tôi và chồng tôi đã đăng ký kết hơn 20 năm. Nay, vì nợ nần chồng chất, tôi muốn bán căn nhà để trả nợ, nhưng chồng tôi bị mất năng lực hành vi dân sự, tơi có thể đại diện cho cả chồng tôi thực hiện thủ tục mua bán nhà được không? (Một bạn đọc Q. Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) (Theo báo Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/03/2012)… để thấy được hiện trạng xã hội hiện nay đối với các tình huống pháp lý như vậy. Người dân ngày càng ý thức, quan tâm hơn đến việc giải quyết một vấn đề theo pháp luật.
Nói tóm lại trong trường hợp vợ hoặc chồng là người đại diện cho chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi còn chưa thực sự rõ ràng, vẫn cần có những quy định bao quát hơn, tránh hiểu nhầm và gây khó cho người thực hiện pháp luật. Hơn nữa trước tình hình xã hội ngày càng biến đổi, phát triển, việc yêu cầu các quy định của pháp luật có tính "mở" là cần thiết. Các quy định khơng cịn đảm bảo điều chỉnh được các quan hệ xã hội phát sinh, hết sứ mệnh lịch sử của nó thì nên chăng nhà làm luật thay đổi để cho phù hợp, nâng cao "sức sống" của quy định pháp luật Dân sự và Hơn nhân và gia đình.