chồng hoặc vợ của mình bị hạn chế năng lực hành vi
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 Luật Hơn nhân và gia đình người
được pháp luật chỉ định là vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi, khi đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người đại diện với người được đại diện.
Có sự khác biệt giữa tư cách chủ thể của người đại diện cho người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi và người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi trong các giao dịch khi có sự thống nhất của hai vợ chồng. Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố là mất năng lực hành vi thì người cịn lại sẽ là đại diện đương nhiên theo pháp luật của người bị mất năng lực hành vi này, khi đó mọi hoạt động của người bị mất năng lực hành vi dân sự này do người vợ hoặc chồng của mình thực hiện với tư cách là giám hộ của họ. Nhưng đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ là một trong nhiều chủ thể để Tịa án xem xét, quyết định có là người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là chồng hoặc vợ mình mà thơi. Các quyền và nghĩa vụ cũng chỉ giới hạn trong phạm vi đại diện. Tư cách chủ thể đa ̣i diê ̣n của người đa ̣i diê ̣n phụ thuô ̣c rất nhiều vào mức đô ̣ ha ̣n chế năng lực hành vi của người bi ̣ ha ̣n chế năng lực hành vi. Chính bởi vậy việc tuyên bố mức độ hạn chế năng lực hành vi của một người là vô cùng quan trọng. Không những liên quan đến tư cách chủ thể của chính người bị hạn chế năng lực hành vi mà còn liên quan đến tư cách chủ thể của người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi này. Nhưng
trong Luật khơng có một quy định nào đề cập đến khái niệm mức độ hạn chế năng lực hành vi. Ta thấy rằng đây chính là lỗ hổng trong pháp luật nước ta bởi riêng về mặt khái niệm đã thể hiện sự thiếu rõ ràng đó là hạn chế thì hạn chế đến đâu, như thế nào? Điều này hết sức quan trọng bởi nó chính là cơ sở để quy định phạm vi đại diện của những người đại diện.
Như vậy trong trường hợp một bên vợ chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc tuyên bố tình trạng và mức độ hạn chế là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở đó xác định các loại quan hệ dân sự, các loại giao dịch người này khơng được phép giao dịch và nếu có giao dịch thì người đại diện sẽ thực hiện thay thế. Người đại diện ở đây có thể cử hoặc theo quy định của pháp luật chứ khơng phải người chồng hoặc người vợ có thể là người đại diện đương nhiên của người này. Như vậy sẽ vừa đảm bảo được sự an toàn của giao dịch có liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi mà vừa đảm bảo được lợi ích của người thứ ba trong giao dịch
Khi người đại diện được Tòa án chỉ định là đại diện cho người bị hạn
chế năng lực hành vi thì người đại diện chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện được quy định tại Điều 144, Bộ luật Dân sự. Theo đó người đại diện chỉ có thể thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện. Đây là điều luật hết sức chung chung, thiếu rõ ràng tuy nhiên cũng
thể hiện được mục đích khi người đại diện xác lập, thực hiện hay chấm dứt
giao dịch với bên thứ ba. Như vậy người đại diện lúc này tư cách chủ thể đơn thuần là người đại diện chứ khơng có tư cách của người giám hộ nữa. Trong quy định này đối với trường hợp người đại diện là người vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi thì ta phải hiểu rằng, mục đích của giao dịch phải tính thêm lợi ích của gia đình và con cái của người bị hạn chế năng lực hành vi này.
Khi người bị nghiện ma túy và các chất kích thích khác ngồi việc thực hiện giao dịch để phục vụ nhu cầu bản thân, họ cịn có trách nhiệm của người
theo quy định: "Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày" [22, Khoản 2, Điều 23].
Đó là những giao dịch phải nhằm phu nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của cá nhân người bị hạn chế năng lực hành vi và gia đình họ. Các tiêu chí về nhu cầu sinh hoạt thiết yếu có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa,... Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống thị dân hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại, internet... những nhu cầu thiết yếu này thường được gia đình sử dụng từ tài sản chung của vợ chồng bởi lẽ các hoạt động thiết yếu
thường để duy trì và tồn tại gia đình. Tài sản chung này thường là có nguồn
gốc từ thu nhập của vợ, chồng. Các tài sản ấy, dù là của chung cũng có thể
được người tạo ra chúng (người có thu nhập) tự mình sử dụng, định đoạt trong chừng mực hợp lý để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt riêng, mà không cần hỏi ý kiến của vợ (chồng). Như vậy ta có thể hỏi: Liệu người có thu nhập phải bảo đảm việc chi tiêu cho các nhu cầu chung đến mức độ nào bằng thu nhập của mình, thì mới được tự do sử dụng phần còn lại của thu nhập đó cho những nhu cầu riêng? Hay ngay cả việc sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân như mua ma túy phục vụ nhu cầu bản thân bằng tài sản riêng không làm ảnh hưởng đến tài sản chung của gia đình thì liệu điều đó có cần thiết phải có sự nhất trí của hai vợ chồng hay khơng? Lúc này mục đích của giao dịch đã quá rõ ràng nhưng người hạn chế năng lực hành vi lúc này ỷ thế vào lý do đó là tài sản riêng của họ và họ có tồn quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó thì điều này liệu có được chấp nhận?
Một cách hợp lý, thu nhập của một người phải được ưu tiên sử dụng để thanh tốn các chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Mặt khác, vợ, chồng chỉ có thể đóng góp thu nhập của mình vào việc xây
dựng khối tài sản chung theo sức thu nhập của mình , khơng thể nhiều hơn .
nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng phải tương ứng với sức thu nhập đó . Cịn
các chi phí cá nhân khác như mua xì ke , ma túy để phục vụ nhu cầu cá nhân
của người hạn chế năng lực hành vi có được liệt kê vào những chi phí sinh hoạt hay khơng là điều ta cần phải bàn bạc . Có lẽ, trước hết các nhu cầu thiết yếu của gia đình được đáp ứng bằng tài sản chung. Và trên thực tế nếu thu nhập và các tài sản chung khác không đủ để trang trải chi phí thì sao? Luật nói rằng tài sản riêng của vợ, chồng cũng có thể được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung khơng đủ để đáp ứng. Có thể hiểu rằng trong khung cảnh của luật thực định, vợ, chồng có trách nhiệm đóng góp ngang nhau trong việc thanh tốn các chi phí ấy. Tuy nhiên, vấn đề là: khối tài sản riêng của mỗi người thường khơng ngang nhau. Có lẽ, cũng như trong trường hợp đóng góp vào việc chi tiêu bằng thu nhập, trong trường hợp như vậy sẽ là rất thiệt thòi cho người là vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hơn thế nữa khi một người bị hạn chế năng lực hành vi sẽ thường khơng thể dùng có đủ sức khỏe để đảm bảo ổn định trong việc lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất dư dả để tích lũy trong gia đình.
Theo quy định: "Người đại diện chỉ thực hiện giao dịch dân sự trong
phạm vi đại diện" [22, Khoản 3 Điều 144]. Nhưng phạm vi đại diện trong trường hợp này căn cứ vào đâu để biết được giới hạn của người đại diện đối với người được đại diện là vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi? Loại giao dịch nào thì được phép đại diện? Trong khi người đại diện theo pháp luật
lúc này chỉ chịu trách nhiệm đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi
trong các giao dịch liên quan đến tài sản còn các nhu cầu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người này không được phép can thiệp (Khoản 2, Điều 23 Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp này có lẽ ta phải hiểu rằng đó chính là các tài sản có giá trị lớn mà khi thay đổi, chấm dứt giao dịch sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình nói chung. Bên cạnh đó pháp luật cũng dự liệu việc người đại diện khơng có tư cách đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm với chính hành vi của mình tại Điều 145,146 Bộ luật Dân sự.
(Sẽ phân tích rõ hơn trong đại diện theo ủy quyền). Như vậy, việc xác định phạm vi đại diện lại càng cần thiết. Tuy nhiên chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa về tư cách chủ thể của đại diện theo pháp luật của vợ và chồng là rất khó xác định bởi ý chí và lợi ích hướng tới của hai bên vợ chồng nhiều khi là thống nhất khi tham gia giao dịch.
Pháp luật cũng quy định "Vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm liên đới đối
với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình" [18, Điều 25]. Ta biết rằng người hạn chế năng lực hành vi vẫn có những quyền hạn nhất định trong các
giao dịch cụ thể liên quan đến nhu cầu sinh hoạt gia đình . Bởi khi mô ̣t bên vơ ̣
hoă ̣c chồng chỉ bị ha ̣n chế năng lực hành vi thơi, họ vẫn có khả năng thực hiê ̣n đươ ̣c các giao dịch liên quan đến bản thân họ thì khơng có điều gì đáng bàn, tuy nhiên những vấn đề quan tro ̣ng cần sự thống nhất của cả hai vợ
chồng thì nguyên tắc vợ hoặc chồng ch ịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình có được thực hiê ̣n ? Bởi việc yêu cầu chịu
trách nhiệm liên đới của người bị hạn chế năng lực hành vi là rất khó.
Thêm nữa, trong giao dịch liên quan đến tài sản phải có sự thống nhất
của vợ chồng thì việc liên đới thực hiê ̣n giao kết hợp đồng sẽ có thể xảy ra trong lúc giao kết có được sự thống nhất ý chí của người chồng hoă ̣c vợ bi ̣ hạn chế năng lực hành vi , nhưng trên thực tế hỏi ý kiến người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là hết sức khó khăn nhiều khi dẫn đến việc không thực
hiện được các giao dịch. Bởi người bị hạn chế năng lực hành vi không phải
lúc nào họ cũng tỉnh táo về lý trí để quyết định, hoặc đưa ra ý kiến để có sự thống nhất khi quyết định thực hiện hay không thực hiện giao dịch. Tuy nhiên đó là cá tài sản có giá trị lớn, cịn những tài sản có giá trị nhỏ thì quyền đại diện của người vợ đối với người chồng khi chồng bị hạn chế năng lực hành vi cũng không bị giám sát. Đặt vấn đề trong thực tế việc chia nhỏ tài sản là động sản hoặc tiền để phá tán tài sản thì liệu giám sát được khơng khi mà người bị
hạn chế năng lực hành vi phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các giao dịch
dạng này? Theo ý kiến của chúng tôi cần tôn trọng ý kiến của người bị hạn
chế năng lực hành vi dặc biệt trong lúc họ tỉnh táo. Chính bởi vậy đây chính là khó khăn cho người đại diện được Tòa án chỉ định trong trường hợp này.
Theo quy định: "Khi giao dịch dân sự do người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người
đó, tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện" [22, Điều 130], ta
cùng nghiên cứu ví dụ dưới đây:
Chồng tơi nghiện ma túy, nên tịa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời chỉ định tôi làm người đại diện theo pháp luật của anh ấy. Vừa qua, chồng tôi mang xe máy (giấy đăng ký xe máy do chông tôi đứng tên) đi bán. Xin hỏi luật sư, việc bán chiếc xe máy có được pháp luật cơng nhận hay khơng? (Lê Thị H- Thái Bình) (Theo Dân Việt ngày 15/06/2011).
Theo ví dụ trên thì rõ ràng khi có tranh chấp thì việc tun vơ hiệu là đương nhiên vì người bị hạn chế năng lực hành vi đã giao dịch mà khơng có sự đồng ý của người đại diện, nhưng xét về thực tế thì việc lấy lại chiếc xe máy là vơ cùng khó khăn, vơ hình chung pháp luật đã bị vô hiệu? Và như vậy, việc giao dịch với các đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi thì việc rủi ro là khó tránh khỏi vì theo như giao dịch trên thì khi đó vụ việc xảy ra giao dịch sẽ tuyên vô hiệu gây thiệt hại cho bên thứ ba. Bởi khi giao dịch thực chất họ muốn mua tài sản đó và họ lại khơng buộc phải biết người giao dịch với mình đang ở trong tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi. Vậy có cách nào để hạn chế điều này, phải chăng chúng ta chỉ cịn trơng cậy vào pháp luật hiện hành? Có nghĩa là khi một bên vợ chồng bị tuyên là hạn chế năng lực hành vi thì nếu tham gia giao dịch buộc phải thông qua người đại diện theo pháp luật của họ với tư cách đại diện, nếu họ đơn phương thực hiện giao dịch trong khi chưa bị tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi thì khả năng giao dịch sẽ bị tuyên là vơ
hiệu ln thường trực. Bởi vậy có lẽ để đảm bảo việc thực hiện giao dịch dân sự an tồn thì người tham gia giao dịch cần nâng cao ý thức pháp luật dân sự để không bị rơi vào thực trạng trên.
Tóm lại, trong trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi thì điều cần thiết đó chính là việc tun bố mức độ hạn chế năng lực hành vi, cũng như việc phá tán tài sản của họ như thế nào để từ đó xác định người này được tham gia vào các loại giao dịch nào, giao dịch nào cần đại diện. Và phải có sự khác biệt khi đại diện chỉ định là vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi với những người đại diện khác.