Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 91 - 96)

và chồng

Thứ nhất, pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng phải đảm bảo sự kết

hợp hài hịa lợi ích của các chủ thể, của gia đình và xã hội.

Hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng không chỉ đáp ứng quyền lợi hợp pháp của vợ và chồng, của gia đình, của người thứ ba trong quan hệ kinh tế nói chung, giao dịch dân sự nói riêng mà cịn tạo khung pháp lý cần thiết cho việc vợ chồng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm của cải cho gia đình và xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với các cơ hội sản xuất kinh doanh ngày càng rộng mở, nên các quy định của đại diện giữa vợ và chồng được hoàn thiện phải đảm bảo sự kết hợp hài hịa lợi ích của các chủ thể trong gia đình cũng như xã hội. Các lợi ích đó là:

Lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao dịch có đại diện giữa vợ và chồng là các cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình hoặc

người đại diện hợp pháp của tổ chức tham gia xác lập, thực hiện, chấm dứt

người đại diện của vợ và chồng. Khi tham gia giao dịch dân sự với các chủ thể là người đại diện theo pháp luật cũng như theo ủy quyền của vợ và chồng, các chủ thể khác này đều hướng tới những lợi ích về vật chất và tinh thần nhất định. Chính vậy việc đảm bảo các lợi ích này hài hịa với lợi ích của vợ chồng mới là cơ sở lâu dài cho sự phát triển của chế định đại diện giữa vợ và chồng trong giao lưu dân sự. Họ tham gia vào giao dịch dân sự với một bên vợ hoặc chồng là mong muốn có những lợi ích nhất định. Lợi ích này về có thể là tinh thần và cũng có thể là lợi ích vật chất nhất định. Những lợi ích này phải là chính đáng, được pháp luật hiện hành công nhận. Việc đảm bảo lợi ích hài hịa cho người thứ ba khi giao dịch là việc khơng thể xem qua vì họ cũng là một chủ thể của quan hệ pháp luật, nếu lợi ích của họ khơng được đảm bảo về mặt pháp lý thì việc họ từ chối giao dịch sẽ xảy ra. Và khi ấy giao lưu dân sự trong xã hội sẽ không được hanh thông, hạn chế số lượng lớn giao dịch dân sự.

Các chủ thể tiếp theo là các cá nhân, người thân trong chính gia đình vợ chồng người đại diện. Bên cạnh vợ chồng còn các mối quan hệ khác có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống vợ chồng. Các mối quan hệ này đơi khi cịn là động lực, mục đích của vợ chồng khi tham gia vào các giao lưu dân sự. Tuy nhiên để giải quyết hài hòa các lợi ích chính đáng này của các bên chủ thể thì pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng phải đảm bảo được lợi ích của các bên sao cho hài hòa và để các bên được thực hiện hết khả năng cũng như được trả công xứng đáng cho các bên khi khi tham gia quan hệ dân sự, thương mại. Việc quy định pháp luật giải quyết một cách thỏa đáng cho các bên có lợi ích đối lập nhau là vơ cùng khó, tuy nhiên ở một mức độ nào đó việc quy định là cần thiết để các bên tùy khả năng và tự do lựa chọn cách thức thực hiện giao dịch, tạo sự bình đẳng về pháp luật cho các chủ thể. Các chủ thể trong xã hội ln được bình đẳng về lợi ích trước pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng. Các chủ thể này có quyền tham tham gia đầy đủ của đại diện đối tượng bị quản lý, đạo luật được ban hành đã tính đến đầy đủ các yếu tố, lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bởi lẽ, nhiều khi có chính sách đúng đắn,

nhưng chưa chắc sự luật hóa chính sách đã là những giải pháp phản ánh đúng nhu cầu của xã hội, phù hợp với thực tiễn.

Lợi ích tiếp theo là của chính vợ và chồng khi tham gia vào quan hệ đại diện. Đây sẽ là mục đích chính của vợ chồng. Lợi ích này bao giờ cũng là tốt nhất cho vợ chồng. Chính bởi vậy khi tham gia vào giao dịch đơi khi vợ chồng khơng thấy được lợi ích của người thứ ba. Đây chính là điểm yếu nhưng lại là mấu chốt khi giải quyết các tranh chấp về đại diện giữa vợ và chồng. Thêm nữa, lợi ích của vợ chồng nhiều khi thống nhất là một nhưng đặc biệt lại thống nhất cả lợi ích của cả gia đình. Chính bởi vậy việc quy định hài hịa lợi ích của vợ chồng và gia đình nhưng khơng thể xâm phạm lợi ích của bên thứ ba khi tham gia giao dịch là điều cần thiết.

Thứ hai, pháp luật về đại diện gữa vợ và chồng phải đảm bảo mối tương quan với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Hơn nhân và gia đình nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng và gia đình đã có những điều luật quy định rõ những trường hợp nào được đại diện và trường hợp nào không được đại diện để tránh việc tẩu tán tài sản. Nhưng trong khi đó các quy

định của các ngành luật khác như thương mại, Luật Doanh nghiệp, ngân hàng

lại khơng có sự tương đồng như vậy. Chẳng hạn khi thành lập doanh nghiệp

khơng cần có ủy quyền của vợ chồng cho một bên dùng tài sản đầu tư kinh

doanh, hoặc ngân hàng cho gửi tiền hoặc thế chấp sổ tiết kiệm không cần sự

ủy quyền hoặc văn bản về việc đại diện của vợ chồng. Như vậy việc lợi dụng

quyền hạn của người đại diện sẽ xảy ra đi kèm theo với nó là hệ lụy khi mục đích khơng phù hợp dẫn đến việc tranh chấp xảy ra. Việc các chủ thể đứng ở các góc độ khác nhau để viện dẫn các quy định pháp luật đảm bảo cho lợi ích của họ dấn đến mâu thuẫn về lợi ích cũng như xung đột pháp luật. Chính bởi vậy u cầu phải có hệ thống pháp luật mang tính định khung để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật cũng như đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Trước thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thay

đổi so với thời kỳ những năm 1980 - 1990. Gia đình khơng cịn bó hẹp với

chức năng duy trì cuộc sống của các thành viên, mà thực sự đã tham gia tích cực vào nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Luật Hơn nhân và gia đình về đại diện mới chỉ quan tâm đến tài sản của vợ chồng như là một khối trong tình trạng "tĩnh", không vận động, mà chưa đề cập đến tài sản của vợ chồng khi tham gia quan hệ đại diện ở trạng thái "động" có nghĩa là các tài sản này được đưa vào đầu tư kinh doanh. Chính bởi vậy các quy phạm pháp luật khó có thể điều chỉnh được các tranh chấp này. Thực tiễn cho thấy hầu như không thể xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng khi vợ chồng dùng tài sản riêng để đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi đó kéo theo sự phức tạp trong việc xác định tài sản mà nguồn gốc lại là các khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Bên cạnh đó việc điều chỉnh khác nhau giữa các văn bản pháp luật của các ngành luật chuyên ngành dẫn đến ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của vợ chồng về tài sản. Nếu đảm bảo Luật Hơn nhân và gia đình thực hiện tốt thì lại ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi những quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ, chồng phải có những quyết định nhanh nhạy, nhưng muốn vậy họ phải chủ động về tài sản. Chúng tơi cho rằng, Luật Hơn nhân và gia đình hiện hành chưa theo kịp diễn biến của những quan hệ kinh tế, dân sự hiện nay. Nếu vợ, chồng thực hiện đúng theo quy định pháp luật Hơn nhân và gia đình thì trong

nhiều trường hợp, họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội làm ăn. Như vậy sẽ là thiệt thịi

lớn cho nên kinh tế nói chung và kinh tế gia đình nói riêng. Ngược lại, thực hiện tốt pháp luật của các luật chun ngành khác thì vơ hình chung pháp luật Hơn nhân và gia đình lại khơng được tơn trọng. Chính vậy địi hỏi pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng nằm trong mối tương quan với pháp luật chuyên ngành khác là cần thiết.

Thứ ba, pháp luật về đại diện gữa vợ và chồng phải đảm bảo tính khả

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình tham gia q trình tồn cầu hóa kinh tế, đó là q trình hợp tác trên cơ sở có đi có lại, trong đó các quốc gia dành cho nhau sự đối xử ưu đãi nhất định dựa trên cơ sở tôn trọng, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế; cũng như luật pháp của nhau mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tham dự phân công, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước với bên ngồi, mở rộng khơng gian và mơi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng là một nhu cầu tất yếu trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước dựa trên những nguyên tắc nhất định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa thì khi hịa nhập ta cũng có tiếng nói riêng của mình là định hướng hoàn toàn đúng phù hợp với sự phát triển của thời đại. Theo nghiên cứu của PGS.TS Hà Thị Mai Hiên về những phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 2004-2009 thì:

Tất cả các văn bản pháp luật được Nhà nước Việt Nam ban hành trong thời gian qua đều thể hiện nguyên tắc tôn trọng các cam kết, các Điều ước quốc tế. Mặt khác, sự hợp tác quốc tế trong xây dựng pháp luật, sự tiếp nhận những giá trị, tinh hoa của nhân loại trong xây dựng pháp luật trên cơ sở đảm bảo sự hài hịa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại là yêu cầu mang tính nguyên tắc được quán triệt trong quá trình lập pháp, thi hành và áp dụng pháp luật". Trong những năm qua, các đạo luật đã thể hiện việc ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã khẩn trương hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO, thực hiện các cam kết với ASEAN, tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006, phê chuẩn Hiến chương ASEAN, tiến tới cộng đồng kinh tế châu Á vào năm 2020 [11].

Như vậy để thấy rằng với tính chất tồn cầu hóa Việt Nam ngày càng xâm nhập vào nền kinh tế thế giới một cách vững chãi chính bởi do nhu cầu vận động của xã hội một cách tự nhiên và hoàn toàn khách quan.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng việc tiếp tục xem

xét, và hoàn thiện pháp luật theo kịp sự vận động khách quan của khu vực và thế giới là cần thiết. Bởi trên thực tế vẫn có sự chênh lệch lớn giữa hệ thống pháp luật hiện hành của chúng ta so với hệ thống pháp luật trên thế giới. Đó chính là tính ổn định của các quy phạm pháp luật mà kỹ thuật lập pháp của chúng ta cần phải rút kinh nghiệm. Hơn nữa trên thực tế trong bối cảnh giao lưu dân sự rộng mở, việc quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi ngày càng phát triển. Đây chính là thực tế đặt ra khi các quan hệ đại diện giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngồi đã xuất hiện và ngày càng phát triển theo xu thế của thời đại. Pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện vợ chồng không chỉ đáp ứng về hội nhập trong khu vực mà còn nhiều trường phái pháp luật trên thế giới. Tuy nhiên dù ở lĩnh vực nào pháp luật cũng giải quyết được khi kết hợp hài hịa lợi ích của các chủ thể khác nhau trong quan hệ pháp luật cũng

như việc lấy quyền con người làm cơ sở dựng pháp luật. Đây chính nguyên

tắc để xây dựng một nền pháp luật đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra một cách có trật tự và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)