Vợ, chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản riêng của một bên vợ, chồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 79 - 83)

dịch liên quan đến tài sản riêng của một bên vợ, chồng

Tại Điều 32,33 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về tài sản riêng của vợ chồng cũng như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong khi quản lý tài sản riêng cũng như nghĩa vụ sử dụng tài sản riêng khi tài sản chung không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc vợ chồng có tài sản riêng là hoàn toàn hợp lý, bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân, tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ vợ chồng đòi hỏi mỗi cá nhân phải xác định lại quyền của mình đối với tài sản riêng đó.

- Vợ chồng có thể tự thỏa thuận và lập thành văn bản hoặc yêu cầu Tòa án để chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại với điều kiện có lý do chính đáng. Sau khi chia tài sản sẽ là tài sản riêng của hai vợ chồng, mỗi người có quyền tự do định đoạt tài sản theo ý mình. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản đã chia là tài sản riêng của mỗi người. Theo đó, họ cũng có nghĩa vụ tài sản trong khối tài sản này. Tài sản riêng còn là tài sản được tặng cho, thừa kế riêng của mỗi người và chủ sở hữu phải chứng minh được nguồn gốc của tài sản riêng đó. Sự thỏa thuận của vợ chồng công nhận tài sản riêng cũng được cho là có căn cứ chứng minh tài sản riêng của mỗi người.

Nếu vợ, chồng không tự thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản riêng thì có thể ủy quyền cho chồng, vợ mình thực hiện các giao dịch đó. Việc ủy quyền tuân thủ theo pháp luật dân sự về ủy quyền, dưới hình thức là văn bản ủy quyền, xác định giới hạn cũng như quyền nghĩa vụ của hai bên một cách cụ thể. Và theo ý kiến riêng của tác giả thì việc ủy quyền giữa hai vợ chồng liên quan đến tài sản riêng thì nên lập hợp đồng ủy quyền để các quy định được cụ thể. Vì thực tế khi liên quan đến tài sản riêng của mỗi người thì nhân thân hai người là vợ chồng không ảnh hưởng đến giao dịch với bên thứ ba cũng như không thể yêu cầu trách nhiệm liên đới khi một bên thực hiện giao dịch ngoại trừ việc giao dịch liên quan đến nhu cầu thiết yếu của gia đình. Khi lập hợp đồng ủy quyền theo mẫu thì có những điều khoản về vượt

quá giới hạn thì sẽ xử lý cụ thể trong hợp đồng để tránh cho mọi bất trắc về sau. Bên cạnh đó việc thơng báo cho bên thứ ba biết được việc thực hiện giao dịch bằng tài sản riêng của vợ chồng để bên thứ ba không thể viện dẫn Điều 25 Luật Hơn nhân và gia đình về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới khi một người vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch.

Việc vợ (chồng) tham gia với tư cách ủy quyền cho nhau thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản riêng thì áp dụng quy định như trong pháp luật dân sự về ủy quyền. Nhưng nếu tài sản riêng này đưa vào hoạt động kinh doanh mà hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất thì cơ chế áp dụng lại như là tài sản chung của vợ chồng, nghĩa là phải có sự nhất trí của cả hai vợ chồng

khi đưa tài sản vào tham gia giao dịch. Và nếu có thiệt hại xảy ra thì người

chồng hoặc vợ đã xác lập giao dịch liên quan đến loại tài sản này khơng có sự nhất trí của phía bên kia phải hồn tồn chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của vợ chồng. "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được

đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống

duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng" [18, Khoản 5 Điều 33] và cụ thể hóa tại Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hơn nhân gia đình, thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng được quy định như sau:

Việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch liên quan

đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng

nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tn theo hình thức đó [3].

Điều này có nghĩa là mặc dù là tài sản riêng nhưng được vợ hoặc chồng đưa vào sử dụng chung thì khơng đương nhiên tài sản đó là tài sản chung, tài sản riêng này được đưa vào sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo Khoản 4 Điều 33 Luật Hơn nhân gia đình thì tài sản riêng của vợ hoặc

chồng cũng sẽ được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Tài sản riêng này chỉ được sử dụng khi cần thiết theo quy định của pháp luật với mục đích duy trì sự tồn tại của gia đình. Đây chính là sự hạn chế quyền đối với chủ sở hữu khi định đoạt

tài sản riêng của chính mình và phù hợp với phong tục, nếp sống của người

Việt ta trong quan niệm về cuộc sống gia đình, thể hiện tình người, tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa của chúng ta. Sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo duy trì cuộc sống của vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình.

Sau khi đưa tài sản riêng vào sử dụng chung có phát sinh hoa lợi, lợi tức mà đó lại là nguồn sống duy nhất của gia đình thì theo quy định của pháp luật đảm bảo tính ổn định cũng như hoạt động tối thiểu của gia đình thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến loại tài sản này được pháp luật quy định như tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp và đảm bảo một cách tốt nhất sự ổn định của gia đình. Lúc này tài sản riêng đã phải làm nghĩa vụ của tài sản chung và hình thức xử lý tuân thủ theo quy chế của tài sản chung vợ chồng. Hình thức của giao dịch bắt buộc là văn bản có sự thỏa thuận của vợ chồng.

Như vậy ta cần phải chia ra làm hai trường hợp như sau:

Tài sản tham gia vào giao dịch chính là tài sản riêng của người đại diện theo ủy quyền cho chồng hoặc vợ mình thì đương nhiên không ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình nếu như gia đình khơng rơi vào tình trạng ở Khoản 4, Điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình. Lúc này khơng cần đại diện theo ủy quyền vì người đại diện đã dùng chính tài sản của mình để xác lập, thực hiện giao dịch và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Trường hợp người đại diện theo ủy quyền tham gia giao dịch liên quan đến tài sản riêng của người được đại diện thì họ có quyền định đoạt tài

sản riêng đó. Cụ thể nếu chồng định đoạt tài sản riêng của vợ mà vợ không

đồng ý thì người chồng phải chịu trách nhiệm về hậu quả giao dịch bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên nếu người vợ biết và buộc phải biết là người

chồng đã sử dụng tài sản riêng của mình vào giao dịch mà khơng có ý kiến gì thì được coi là mặc nhiên đồng ý cho người chồng sử dụng tài sản của mình trong giao dịch dưới hình thức vay, mượn… Tùy trường hợp mà người vợ có thể yêu cầu người chồng trả lại khối tài sản riêng đó nhưng người chồng buộc phải là người có trách nhiệm pháp lý đối với người thứ ba tham gia giao dịch với mình.

Theo quy định vợ, chồng có thể lựa chọn lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có cơng chứng, chứng thực nhưng việc lựa chọn một trong hai hình thức như vậy có vấn đề đặt ra trong thực tế mà ta dễ dàng nhận thấy đó là: Việc một trong hai người mạo danh người còn lại để bán tài sản là dễ dàng xảy ra đặc biệt trong việc giả mạo chữ ký của nhau khi lựa chọn hình thức lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng khi giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản. Khi đó nếu bị phát hiện thì sự việc cũng đã xảy ra và việc kiện hủy giao dịch vô hiệu tất yếu xảy ra nếu các bên không thỏa thuận được với nhau. Bởi việc vợ chồng chung sống bao năm cùng nhau thì việc ký thay, ký hộ nhau vẫn thường xảy ra và vẫn được chấp nhận vì vậy điều này thật nguy hiểm đối với trường hợp mua bán, tặng cho…các tài sản chung có giá trị lớn, hay tài sản riêng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình. Thêm nữa các giao dịch dạng này thường là động sản, dễ chuyển quyền sở hữu. Để ngăn chặn tình trạng này có lẽ pháp luật nên có quy định cụ thể hơn để tránh được các hiện tượng trên.

Tóm lại, tồn bộ hiện trạng pháp luật Việt Nam về đại diện giữa vợ và chồng được nhắc tới ở trên bắt nguồn từ thực trạng xã hội nước ta trước thềm

hội nhập nên kinh tế thị trường. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội

chúng ta nói chung và mỗi gia đình- "tế bào của xã hội" nói riêng. Trước

những tác động nhiều chiều của cơ chế thị trường pháp luật về Hôn nhân và

gia đình của chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng đó, đảm bảo tính định hướng xã hội, gia đình cũng như nhân cách của từng con người sống trong xã hội.

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)