Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác phịng chống tham nhũng trong quản lý

1.5.1. Yếu tố chính trị

Thứ nhất đó là quyết tâm chính trị của bộ máy lãnh đạo. Phòng chống

tham nhũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được thực hiện một cách

xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Hiệu quả của công tác phịng chống

tham nhũng được quyết định đầu tiên đó là ở ý chí, quyết tâm của bộ máy lãnh đạo. Sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thông qua việc làm gương, lấy bản thân là tấm gương về sự trong sạch, liêm khiết, thái độ kiên quyết, xử lý nghiêm minh, rõ

ràng với những hành vi dù là nhỏ nhất của tham nhũng chính là động lực, là cơ sở để thực hiện phòng chống tham nhũng đến từng cơ quan, đơn vị. Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới đã cho thấy, ở đâu

và khi nào nhà cầm quyền, người lãnh đạo cao nhất thực sự quyết tâm, thực sự quyết liệt trong cơng tác phịng chống tham nhũng thì ở đó phịng chống tham nhũng có hiệu quả. Quyết tâm chính trị khơng chỉ thể hiện ở lời nói mà chủ yếu là ở

hành động, quyết tâm chính trị khơng phải là khẩu hiệu mà phải là lẽ sống, lẽ sinh

tồn để mỗi cá nhân tự soi mình định hướng hành động cho bản thân mình.

Thứ hai là sự ủng hộ, đồng thuận từ nhân dân. Bất kỳ xã hội nào, quốc gia

nào thì tham nhũng ln là nỗi bức xúc rất lớn của người dân và tự bản thân hoạt

động phịng chống tham nhũng cũng đã có được sự ủng hộ rất lớn từ nhân dân.

Tuy nhiên sự ủng hộ của người dân còn cần được cụ thể hóa bằng việc người

dân trực tiếp tham gia vào cơng tác phịng chống tham nhũng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị mà thiếu sự tham gia tích cực của người dân thì

cơng tác phịng chống tham nhũng cũng không thể đạt được hiệu quả thực sự. Hiện nay trong công tác phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng, phòng chống tội phạm tham nhũng trong nhân dân vẫn tồn tại tâm lý né tránh, ngại va chạm, thậm chí chính người dân lại là đối tượng tiếp tay cho hành vi tham nhũng, thực tế đó đã gây rất nhiều khó khăn cho việc phịng chống tham nhũng.

Thứ ba đó là về bản chất của hành vi tham nhũng có liên hệ chặt chẽ với yếu tố quyền lực chính trị. Để thực hiện hành vi tham nhũng điều kiện cần đó là

trong tay cơng cụ quyền lực thực sự là công việc không hề dễ dàng. Quyền lực

chính trị xét về bản chất nó là cơng cụ để phục vụ số đơng, phục vụ cái chung, nếu để quyền lực này biến tướng, tha hóa thì thực sự sẽ tạo nên sự đe dọa rất lớn đến tồn vong của xã hội và cộng đồng. Kiểm soát quyền lực, tạo cơ chế để cán

cân quyền lực được cân bằng giữa các cơ quan để tránh sự lạm quyền, độc quyền đó là nền tảng cho cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 32)