Kết quả hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ninh trong phòng

Một phần của tài liệu Luận văn phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 49)

2.3. Kết quả thực hiện công tác phòng chống tham nhũng trong quản lý nhà

2.3.2.Kết quả hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ninh trong phòng

phòng chống tham nhũng trên lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 15/8/2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Quyết định số 1158-QĐ/TU thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy, với chức năng là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về cơng tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Ngay sau khi được thành lập, Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng

Ninh đã nhanh chóng ổn định tổ chức, kiện tồn đội ngũ, tích cực triển khai các

nhiệm vụ công tác, đạt được những kết quả cụ thể bước đầu. Đã thể hiện vai trị

ngày càng rõ nét, khẳng định tính đúng đắn của chủ trương kiện toàn cơ quan thường trực, tham mưu về cơng tác PCTN.

Trong khối nội chính của tỉnh, có các đơn vị chuyên trách thuộc các

ngành trực tiếp thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng như: (1) Phòng

theo dõi cơng tác phịng chống tham nhũng - Ban Nội chính Tỉnh ủy, biên chế

05 cán bộ; (2) Phòng nghiệp vụ IV Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, biên chế 06 cán bộ; (3) Phòng chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh, biên chế 08 đồng chí; (4)

Phịng Nội chính UBND tỉnh, biên chế 03 cán bộ. Các đơn vị tố tụng gồm: (5)

Phòng Thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra - kiểm sát xét xử sơ thẩm án

kinh tế - chức vụ - Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, biên chế 08 kiểm sát viên; (6) Phòng Cảnh sát điều tra án kinh tế, tham nhũng, chức vụ (PC03) Công an tỉnh,

biên chế 50 cán bộ, chiến sỹ (có 25 điều tra viên); (7) Tịa hình sự Tịa án nhân

dân tỉnh, biên chế 16 người ( trong đó có 07 thẩm phán)… cùng các cơ quan

chuyên trách của HĐND tỉnh, các tổ chức giám sát phản biện của Mặt trận tổ quốc, các cơ quan báo chí…

Trong lĩnh vực PCTN, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tích cực nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đề xuất, kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng (như Chỉ thị số 29-CT/TU về tăng cường lãnh đạo công tác PCTN, Kế hoạch số 96-KH/TU về lãnh đạo việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản…). Tham mưu có hiệu quả cho Thường trực Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đối với các cơ

quan nội chính, duy trì có nề nếp chế độ giao ban định kỳ Khối Nội chính, giúp Thường trực Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo. Tham mưu, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy đưa các vụ án, vụ việc tham nhũng, án nghiêm trọng được dư luận quan tâm vào diện theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo tổ chức xét xử nhằm phục vụ yêu cầu chính trị. Tập trung nhân lực làm tốt công tác tham mưu xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong lĩnh vực nội chính và phịng chống tham nhũng, chiếm khoảng 90% đơn thư gửi đến Tỉnh ủy, thường xuyên nắm tình hình tại cơ sở; trực tiếp xác minh nhiều vụ việc đáng chú ý. Phát huy vai

trị chủ động, tích cực trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-

NQ/TU về quản lý than, đã thường xuyên tiến hành kiểm tra, làm việc với các

ngành, địa phương, đơn vị; xử lý kịp thời, nhanh nhạy các thơng tin phản ánh, qua

đó phát hiện nhiều sai phạm, tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo kịp thời,

sâu sát, góp phần tạo chuyển biến trong việc quản lý than trên địa bàn…

Một phần của tài liệu Luận văn phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên (than) ở tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 49)