Yếu tố kinh tế, văn hóa-xã hội ảnh hưởng tới việc giải quyết các vụ

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tòa án nhân dân h bố trạch, quảng bình (Trang 45)

các vụ việc liên quan tới quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân cấp

huyện

Đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất để làm nhà ở, kinh doanh ngày càng tăng thị trường giao dịch bất động sản trở nên sôi động thì các vấn đề liên quan đến hoạt động của QSDĐ diễn ra ngày càng nhiều. Cùng với q trình đó thì các mâu thuẫn phát sinh liên quan đến QSDĐ ngày càng nhiều. Để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cần lựa chọn các quy định của pháp luật để làm căn cứ cho việc giải quyết được đảm bảo.

Sự phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật, khi xã hội phát triển nhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh. Do đó, cần phải có pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, các quy định của pháp luật phải phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc ban hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực liên quan đến QSDĐ cần phải dựa trên sự phát triển của nền kinh tế, xã hội để kịp thời điều chỉnh các tranh chấp xảy ra.

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì có sự tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quy định của pháp luật, sự phát triển và kế thừa những thành tựu về khoa học công nghệ và áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đã nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế và tri thức con người trong điều kiện mới, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như hiện nay, địi hỏi phải có một nền pháp chế phù hợp để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, phù hợp với pháp luật quốc tế để mở rộng giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Muốn thúc đẩy sự phát triển của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực đất đai cần phải có những quy định pháp luật phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế nhằm kịp thời điều chỉnh các tranh chấp phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Sự phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách pháp luật của Nhà nước. Pháp luật và sự phát triển kinh - tế xã hội có mối quan hệ mật thiết thúc đẩy qua lại lẫn nhau, pháp luật phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và thông qua pháp luật để Nhà nước thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Luận văn đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Tòa án, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Tòa án ở nước ta hiện nay.

Bảo đảm quyền công dân thông qua thủ tục giải quyết các tranh chấp đất đai của Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản và chịu sự tác động của nhiều yếu tố: pháp luật, con người và thể chế kinh tế, văn hóa- xã hội nhằm góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trên cơ sở những vấn đề nêu trên ở Chương I, tác giả luận văn tiếp tục nghiên cứu và đánh giá thực tiễn bảo đảm QCD thông qua giải quyết tranh chấp liên quan tới QSDĐ tại TAND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để từ đó đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp, kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc và những nguyên nhân trong quá trình thực thi trong thực tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Thực tiễn sử dụng đất và tranh chấp đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Tình hình sử dụng đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.124,2 km2, với diện tích trải rộng từ Tây sang Đơng chiếm tồn bộ chiều ngang của Việt Nam; vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới, phía Bắc giáp thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Toàn huyện có 28 xã và 3 thị trấn, với đầy đủ địa hình đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển.

Theo đó, thực tế việc sử dụng đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình qua nhiều năm đã có nhiều sự thay đổi, đến năm 2019 thì có sự thay đổi cụ thể như sau:

Theo Quyết định số 4730/QĐ-UBND ngày 31/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bố Trạch, thì diện tích đất sử dụng của huyện được phân bổ như sau:

Trong tổng diện tích đất tự nhiên là 211.548,88 ha, trong đó:

-Đất nơng nghiệp: 196.375,15 ha; -Đất phi nông nghiệp: 11.799,17 ha; -Đất chưa sử dụng: 3.374,56 ha.

Trong đó, huyện dự tính sẽthu hồi các loại đất như:

- Thu hồi đất nông nghiệp: 176,19 ha;

- Thu hồi đất phi nơng nghiệp: 4,25 ha. Vì vậy, tổng diện tích thu hồi sẽ là 180,44 ha.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất: 392.88 ha, trong đó: -Đất nơng nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 372,95 ha;

-Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 2,83 ha; -Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 17,10 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích cịn lại

là 112,31 ha, trong đó:

-Đưa vào sử dụng cho mục đích nơng nghiệp: 1,13 ha; -Đưa vào sử dụng cho mục đích phi nơng nghiệp: 111,18 ha.

Để thực hiện cơng khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định tại Điều 48 Luật Đất đai năm 2013, UBND huyện yêu cầu: Văn phòng HĐND và UBND huyện công bố công khai trên cổng thông tin điện tử huyện Bố Trạch tại địa chỉ: https://botrach.quangbinh.gov.vn theo đúng quy định.

UBND các xã, thị trấn công khai rộng rãi kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Bố Trạch đã được phê duyệt cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn biết, giám sát và thực hiện theo đúng quy định; niêm yết công khai tại trụ sở UBND các xã, thị trấn và các Nhà văn hóa thơn, bản, tiểu khu, tổ dân phố trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch.

2.1.2. Thực tiễn tranh chấp đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Bình

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được coi là điểm nhấn của huyện Bố Trạch đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 28 nhiệm kỳ 2016 - 2020 bằng Chương trình số 06-Ctr/HU về “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, quản lý khai thác tiềm năng đất đai, đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020”. Định hướng những năm tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác lập, rà soát điều chỉnh, quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch để việc đầu tư xây dựng cũng như phát triển các ngành kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển chung của huyện. Tăng cường quản lý và khai thác tốt nhất các quy hoạch đã được phê duyệt, kết hợp với chủ động kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực nhằm đẩy mạnh q trình phát triển đơ thị bảo đảm phát triển bền vững theo hướng “xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”. Đẩy mạnh khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng các loại đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, coi đây là khâu đột phá để đáp ứng tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển đơ thị…

Có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong những năm gần đây, huyện Bố Trạch cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác, trong đó có diễn biến phức tạp về q trình đơ thị hóa. Việc gia tăng về

180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số vụ /loại tranh chấp Tranh chấp về phân Tranh chấp về thừa kế Tranh chấp HĐCNQSĐ

chia QSD đất QSD đất

số vụ có liên quan đến tranh chấp đất đai cơ bản đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Thực tế về các tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Bố Trạch theo thống kê của Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bố Trạch thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 2.1: Số liệu tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Bố Trạch 2015 – 2020 Đơn vị tính/ vụ STT 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số vụ /loại tranh chấp 127 136 143 151 165 171 Tranh chấp về phân chia QSDĐ 06 11 18 15 17 21 Tranh chấp về thừa kế QSDĐ 4 09 7 12 9 11 Tranh chấp HĐCNQSDĐ 5 7 8 9 12 16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phịng Tài ngun Mơi trường huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, giai đoạn từ 2015 đến 30/6/2020)

Theo bảng 2.1 và biểu đồ nêu trên thì tranh chấp về quyền sử dụng đất ở huyện Bố trạch chủ yếu là các dạng tranh chấp có liên quan về phân chia QSDĐ, tranh chấp về thừa kế QSDĐ, tranh chấp HĐCNQSDĐ. Trong đó, nổi bật nhất là tranh chấp về phân chia QSDĐ và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có sự gia tăng qua các năm. Tranh chấp về phân chia QSDĐ như tặng cho, thừa kế từ 04 vụ năm 2015 đã tăng lên 11 vụ năm 2020 và có sự gia tăng khơng đồng đều qua các năm. Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ từ 05 vụ năm 2015 đã tăng theo từng năm và đến năm 2020 đã tăng gấp ba lần 16 vụ. Điều đó thể hiện tính chấp phức tạp, gay gắt của loại tranh chấp này. Xuất phát từ nguyên nhân xảy ra do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau, vì lịng tham của các bên và nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động mạnh của giá đất đã tác động đến lợi ích của nhiều người dân dẫn đến việc không thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như như không trả đủ tiền, khơng hợp tác trong việc hồn thiện hồ sơ, yêu cầu hủy hợp đồng, cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký kết hợp đồng thấy bị thua thiệt trong điều khoản thỏa thuận về giá cả nên rút lại không thực hiện hợp đồng. Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không đề cập rõ ràng về mục đích của hợp đồng, không xác định cụ thể bên bán hay bên mua có nghĩa đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất, làm thủ tục.v.v. Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp, Nhà nước đã giao đất cho người khác sử dụng, nay chủ cũ tự động chiếm lại đất canh tác và dẫn đến tranh chấp. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bố Trạch thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau: Người có quyền sử dụng đất chết khơng để lại di chúc và những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế hoặc không hiểu biết về các quy định của pháp luật thừa kế nên dẫn đến việc phát sinh tranh chấp. Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại thừa kế

quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó trái pháp luật. Đối với tranh chấp về thừa kế QSDĐ có sự tăng giảm khơng đồng đều qua các năm, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trên địa bàn huyện Bố Trạch là do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết như không trả tiền hoặc không giao đất, đó là những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.

2.2.Thực tiễn hệ thống bộ máy nhằm bảo đảm quyền công dân thông qua giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Tịa thơng qua giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Tòa án huyện Bố Trạch

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tỉnh Quảng Bình

Cơ cấu tổ chức Tịa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bao gồm:

Chánh án, hai Phó chánh án, các Thẩm phán, Thẩm tra viên, thư ký, cán bộ văn phịng .

Thơng qua cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được cơ cấu theoquy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Thơng qua việc tổ chức trên đã góp phần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15-CT/TW ngày 7/7/2007 của Bộ Chính trị và tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giải quyết các vụ án hình sự nói chung và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, qua đó đã đảm bảo cho việc xét xử đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung, áp dụng pháp luật trong bảo đảm quyền công dân trong giải quyết vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất nói riêng.

Bảng 2.2. Số lượng Thẩm phán, Thư ký, người lao động TAND huyện Bố Trạch 2016– 2020 STT 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng Thẩm phán 06 06 06 06 06 Số lượng Thư ký 05 05 05 05 05 Người lao động 04 04 04 04 04

(nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân huyệnBố Trạch)

Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ thì TAND huyện Bố Trạch luôn nỗ lực để học tập và phát triển kinh nghiệm và kiến thức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu của cải cách tư pháp đã đề ra. Vì vậy, trong những năm vừa qua thì đội ngũ Thẩm phán của TAND huyện Bố Trạch đã được chuẩn hóa về trình độ lý luận chính trị, có 03/6 Thẩm phán có trình độ cử nhân chính trị chun ngành, 03/6 Thẩm phán có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 06/6Thẩm phán có trình độ trung cấp chính trị, 04 thư ký có trình độ trung cấp chính trị. Bộ phận giúp việc cho Ban lãnh đạo có Văn phịng, chức danh Chánh Văn phòng do đồng chí Thẩm phán kiêm nhiệm. Bên cạnh việc kiện tồn đội ngũ Thẩm phán thì TAND huyện đã quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Điều này thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Số liệu Hội thẩm nhân dân từ 2016 – 2020 của TAND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

STT 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng

HTND 12 12 12 12 12

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và yêu cầu cải cách tư pháp, TAND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm

phải thực hiện. Cụ thể, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các Nghị quyết của Đảng; các Chỉ thị của Chánh án TANDTC trong năm cơng tác. Triển khai có hiệu quả các Bộ luật nói chung và quan tâm đặc biệt đến BLTTDS. Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác xét xử, giải quyết các loại án, đảm bảo các phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, đảm bảo công lý, bảo vệ các quyền

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tòa án nhân dân h bố trạch, quảng bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)