Thực tiễn tranhchấp đất đai tại huyệnBố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tòa án nhân dân h bố trạch, quảng bình (Trang 50 - 53)

2.1. Thực tiễn sử dụng đất và tranhchấp đất đai tại huyệnBố Trạch, tỉnh

2.1.2. Thực tiễn tranhchấp đất đai tại huyệnBố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Bình

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng được coi là điểm nhấn của huyện Bố Trạch đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 28 nhiệm kỳ 2016 - 2020 bằng Chương trình số 06-Ctr/HU về “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, quản lý khai thác tiềm năng đất đai, đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020”. Định hướng những năm tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh cơng tác lập, rà sốt điều chỉnh, quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch để việc đầu tư xây dựng cũng như phát triển các ngành kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển chung của huyện. Tăng cường quản lý và khai thác tốt nhất các quy hoạch đã được phê duyệt, kết hợp với chủ động kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển đơ thị bảo đảm phát triển bền vững theo hướng “xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”. Đẩy mạnh khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng các loại đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Cùng với đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, coi đây là khâu đột phá để đáp ứng tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển đơ thị…

Có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong những năm gần đây, huyện Bố Trạch cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác, trong đó có diễn biến phức tạp về q trình đơ thị hóa. Việc gia tăng về

180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số vụ /loại tranh chấp Tranh chấp về phân Tranh chấp về thừa kế Tranh chấp HĐCNQSĐ

chia QSD đất QSD đất

số vụ có liên quan đến tranh chấp đất đai cơ bản đã ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Thực tế về các tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Bố Trạch theo thống kê của Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Bố Trạch thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 2.1: Số liệu tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Bố Trạch 2015 – 2020 Đơn vị tính/ vụ STT 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số vụ /loại tranh chấp 127 136 143 151 165 171 Tranh chấp về phân chia QSDĐ 06 11 18 15 17 21 Tranh chấp về thừa kế QSDĐ 4 09 7 12 9 11 Tranh chấp HĐCNQSDĐ 5 7 8 9 12 16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phịng Tài ngun Mơi trường huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, giai đoạn từ 2015 đến 30/6/2020)

Theo bảng 2.1 và biểu đồ nêu trên thì tranh chấp về quyền sử dụng đất ở huyện Bố trạch chủ yếu là các dạng tranh chấp có liên quan về phân chia QSDĐ, tranh chấp về thừa kế QSDĐ, tranh chấp HĐCNQSDĐ. Trong đó, nổi bật nhất là tranh chấp về phân chia QSDĐ và hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có sự gia tăng qua các năm. Tranh chấp về phân chia QSDĐ như tặng cho, thừa kế từ 04 vụ năm 2015 đã tăng lên 11 vụ năm 2020 và có sự gia tăng không đồng đều qua các năm. Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ từ 05 vụ năm 2015 đã tăng theo từng năm và đến năm 2020 đã tăng gấp ba lần 16 vụ. Điều đó thể hiện tính chấp phức tạp, gay gắt của loại tranh chấp này. Xuất phát từ nguyên nhân xảy ra do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau, vì lịng tham của các bên và nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động mạnh của giá đất đã tác động đến lợi ích của nhiều người dân dẫn đến việc không thực hiện các nội dung đã thỏa thuận, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như như không trả đủ tiền, không hợp tác trong việc hoàn thiện hồ sơ, yêu cầu hủy hợp đồng, cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký kết hợp đồng thấy bị thua thiệt trong điều khoản thỏa thuận về giá cả nên rút lại không thực hiện hợp đồng. Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không đề cập rõ ràng về mục đích của hợp đồng, khơng xác định cụ thể bên bán hay bên mua có nghĩa đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất, làm thủ tục.v.v. Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nơng nghiệp, Nhà nước đã giao đất cho người khác sử dụng, nay chủ cũ tự động chiếm lại đất canh tác và dẫn đến tranh chấp. Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bố Trạch thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau: Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế hoặc không hiểu biết về các quy định của pháp luật thừa kế nên dẫn đến việc phát sinh tranh chấp. Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại thừa kế

quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó trái pháp luật. Đối với tranh chấp về thừa kế QSDĐ có sự tăng giảm khơng đồng đều qua các năm, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trên địa bàn huyện Bố Trạch là do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết như không trả tiền hoặc khơng giao đất, đó là những ngun nhân dẫn đến tranh chấp.

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tòa án nhân dân h bố trạch, quảng bình (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)