Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tòa án nhân dân h bố trạch, quảng bình (Trang 58 - 62)

2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền công dân trong giải quyết vụ việc

2.3.1. Những kết quả đạt được

Từ việc tuân thủ chặt chẽ trình tự giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự liên quan tới các vụ tranh chấp đất đai trong việc bảo đảm quyền cơng dân tại tịa án huyện Bố Trạch những năm qua, có thể thấy rằng, việc giải quyết các vụ việc của Tòa án đã đạt được những kết quả sau đây:

Một là, bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cơng dân và tổ chức

Trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất, TAND huyện Bố Trạch đã thực hiện hoạt động về bảo vệ quyền công dân trong thực tế. Điều này thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó, tập trung vào giải quyết các vụ kiện liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất. Từ hoạt động thụ lý đơn khởi kiện; phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc, giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong thực tế. Trong đó, Tịa án thường chú trọng hơn cả vào việc áp dụng pháp luật, nhất là hoạt động tiếp công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, đánh giá các chứng cứ trong hồ sơ vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất. Những hoạt động này tạo thuận lợi và niềm tin cho người dân khi đến liên hệ làm việc với Tòa án, đồng thời bảo đảm được các quyền của công dân, quyền con người ngay trong hoạt động tố tụng đầu tiên.

Hai là, bảo đảm quyền có mặt của người khởi kiện vụ việc tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm

Tranh chấp liên quan đến QSDĐ là một dạng tranh chấp đặc biệt và nảy sinh những mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an của địa phương. Vì vậy, giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất cần đảm bảo các quyền công dân, trong đó đảm bảo quyền có mặt tại phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm. Khi được phân công giải quyết vụ việc, Thẩm phán Toà án huyện Bố Trạch đã luôn yêu cầu các đương sự giao nộp các chứng cứ liên quan đến vụ án. Bởi vì, việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của Tịa án là có căn cứ thuộc nghĩa vụ chứng minh của các đương sự, các đương sự có trách nhiệm tự viết bản tự khai và ký tên mình trước mặt Thẩm phán, Thư ký để xác định tính tự nguyện, khách quan về những thông tin mà đương sự cung cấp. Đồng thời Toà án đã tạo điều kiện và hướng dẫn đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ để bảo đảm quyền lợi cho mình. Trong trường hợp đương sự khơng thể tự mình cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ thì đương sự có quyền u cầu Tịa án xác minh, thu thập chứng cứ. Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tùy theo tính chất của từng vụ án sẽ tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ khác như: đối chất giữa các đương sự, người làm chứng nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ án. Quá trình giải quyết các Thẩm phán đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ chính xác nên việc xét xử, giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất đạt hiệu quả cao; Toà án đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân, bảo đảm về đường lối cũng như thời hạn xét xử cũng như bảo đảm quyền và lợi ích cho đương sự.

Ba là, bảo đảm quyền yêu cầu về quyền tự quyết của các bên có liên quan

Trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân huyện Bố Trạch đã đảm bảo cho các đương sự là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng mà việc quyết định và tự định đoạt này có thể được Tồ án chấp nhận hay khơng trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật. Trước khi Toà án ra quyết định đưa vu ̣án ra xét xử sơ thẩm thì việc quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu là quyền tuyệt đối của đương sự. Tại phiên toà sơ thẩm, việc quyết định và tự định đoạt trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự bi hạn chế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự được thực hiện quyền này thì trong quá trình giải quyết, Thẩm phán đã giải thích cho đương sự biết để giúp họ hiểu rõ là họ hồn tồn có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu khởi kiện và không bị hạn chế quyền nếu vụ án đang ở giai đoạn Tòa án chưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bốn là, bảo đảm quyền của cơng dân được trình bày quan điểm về nội dung vụ việc liên quan đến vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bảo đảm tranh tụng trong xét xử là một trong những nguyên tắc của tố tụng dân sự nhằm đảm bảo cho đương sự tự định đoạt, tự chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án, Tòa án Bố Trạch đã tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này, bảo đảm cho đương sự được quyền giao nộp chứng cứ, tiếp cận và công khai chứng cứ, được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ; đặc biệt để tăng cường đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa cũng như bảo đảm quyền tranh tụng tại phiên toà của đương sự trong hoạt động giải quyết vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất, Toà án nhân dân

huyện Bố Trạch đã phối hợp với Viện Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch ban hành Quy chế phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc giải quyết các loại án và công tác phối hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở đó đã phối hợp tổ chức được nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm, bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cũng rất chú ý lắng nghe ý kiến tranh luận từ hai phía bên khởi kiện và bên bị kiện bảo đảm cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bảo đảm quyền bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm ý kiến, để xác định sự thật khách quan; bảo đảm cao nhất quyền của đương sự được quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của đương sự; bảo đảm quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết cũng như bảo đảm quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự.

Ngoài ra, Toà án nhân dân huyện Bố Trạch cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý theo chủ trương của toàn hệ thống Tòa án. Bắt đầu từ năm 2014 đơn vị tiến hành thực hiện số hóa các bản án bằng cách scan toàn bộ hồ sơ các loại án từ năm 1989 đến nay, giúp thuận tiện trong công tác lưu trữ, khai thác, tra cứu và cấp trích sao bản án cho các cơ quan, tổ chức và công dân. Góp phần giải quyết vụ việc nhanh chóng, kịp thời và bảo đảm tính cơng khai, minh bạch trong tranh tụng và ra phán quyết.

Năm là, bảo đảm quyền của luật sư, bào chữa viên hoặc người khác đại diện trong tố tụng dân sự

Ngoài những thành công trong những lĩnh vực trên, để bảo đảm thực hiện quyền công dân thông qua giải quyết các tranh chấp nói chung, tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất nói riêng, Tịa án huyện Bố Trạch còn thường xuyên cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho đương sự nhằm bảo đảm cho cơng dân có thể nhờ người khác bảo vệ quyền của mình khi tham gia

các hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, so với các tranh chấp dân sự và các vụ án hình sự thì lĩnh vực án liên quan đến đất đai đương sự lựa chọn hình thức ủy quyền cho Luật sư thường ít hơn. Cơng dân chỉ nhờ đến Luật sư trong trường hợp vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất có mức độ phức tạp thường là tranh chấp về tài sản hoặc quyền nuôi con chung. Trong gần 5 năm qua (từ 2016 đến T6/2020), tại Tịa án Bố Trạch có 29 trường hợp đương sự ủy quyền cho luật sư hoặc người khác đại diện trong tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Luận văn bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền sử dụng đất – từ thực tiễn tòa án nhân dân h bố trạch, quảng bình (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)