3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền công dân trong giải quyết vụ
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể đối với Tòa án nhân dân huyệnBố Trạch nhằm
Trạch nhằm bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên
quan đến quyền sử dụng đất
Ngoài việc thực hiện một số giải pháp chung đối với TAND cấp huyện thì trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, để bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan tới quyền sử dụng đất, TAND huyện Bố Trạch cần tiếp tục triển khai một số giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương như sau:
Thứ nhất, đổi mới phương thức quản lý chỉ đạo, điều hành của đơn vị:
Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Chánh án TAND huyện Bố Trạch phải xác định việc đảm bảo quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến QSDĐ nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung như Hình sự, Kinh doanh - Thương mại - Lao động là điều hết sức quan trọng và mang tính thường xun, khơng chỉ trong hoạt động thụ lý giải quyết của từng vụ án mà ngày cả từ hoạt động tiếp công dân, trả lời đơn thư Khiếu nại - Tố cáo. Việc nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu đơn vị sẽ tạo ra khn khổ pháp lý, mệnh lệnh hành chính để nâng cao hơn vai trò, trách nhiệm của mỗi Thẩm phán, Thư ký trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Lấy thước đo về hiệu quả công việc và tình trạng số lượng phát sinh đơn thư khiếu nại - tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ giải quyết để đánh giá hiệu quả, năng lực, phẩm chất của đối ngủ Thẩm phán, Thư ký.v.v. Đồng thời, Chánh án giao cho Chánh văn phòng chịu trách nhiệm theo dõi, rà soát và cập nhật kịp thời các
thông báo rút kinh nghiệm của TANDTC và TAND cấp cao các khu vực, của TAND tỉnh Quảng Bình và các tỉnh khác nói chung để tham khảo rút kinh nghiệm về những sai phạm, vướng mắc trong quá trình thực hiện giải quyết các vụ việc liên quan đến QSDĐ nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung của ngành Tịa án trong cả nước, từ đó rút ra những bài học áp dụng vào thực tiễn địa phương để nâng cao hơn việc bảo đảm quyền công dân trong quá trình giải quyết các vụ việc tại Tịa án.
Thứ hai: Lập Tổ tiếp cơng dân theo định kỳ: Theo đó, bố trí cán bộ, Thẩm phán có chun mơn, có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và hướng dẫn cho công dân khi đến nộp đơn thư khiếu nại, khởi kiện tại Tòa án. Việc nâng cao trách nhiệm, năng lực của Tổ tiếp cơng dân một cách chính xác, cơng tâm sẽ góp phần mang lại hiệu quả tích cực ngay từ ban đầu trong việc phân loại đúng, kịp thời và chính xác các đơn thư khiếu nại, khởi kiện cho người dân, góp phần tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh cho cơng dân khi có tranh chấp xảy ra, tránh đơn thứ khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp.
Thứ ba: Nâng cao năng lực, đạo đức và phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp: Cần quán triệt và nâng cao năng lực, đạo đức và phẩm chất chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngủ Thẩm phán, Thư ký trong thực hiện các bước tố tụng đối với từng vụ việc nhằm hạn chế được các sai phạm, thiếu sót và lạm quyền, nhũng nhiễu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Quá trình giải quyết đối với từng vụ việc liên quan đến quyền sửu dụng đất, mỗi Thẩm phán phải tiếp nhận đầy đủ các chứng cứ, tài liệu do cơng dân cung cấp, từ đó kịp thời nghiên cứu, có trách nhiệm hướng dẫn, phân tích cho cơng dân hiểu được giá trị chứng minh đối vwois từng tài liệu, chứng cứ cũng nhưng việc đúng – sai của các tranh chấp để giúp cơng dân có cách hiểu, cách nhìn đúng đắn để có những yêu cầu khởi kiện phù hợp, giảm thiểu được các
thiệt hại, chi phí tố tụng phát sinh khơng cần thiết. Bên cạnh đó có cơ chế bảo vệ cho các Thẩm phán tranh sự tác động, gây áp lực từ các cơ quan, hệ thống chính trị địa khác ở địa phương làm ảnh hưởng tới quan điểm, đường lối giải quyết. có cơ chế, chính sách khen thưởng, động viên kịp thời nhằm khích lệ đội ngủ các Thẩm phán, Thư ký hăng say, tận tụy với công việc được giao.
Thứ tư: Tăng cường cơ chế phối hợp với các cơ quan tố tụng và các cơ quan, tổ chức Nhà nước có liên quan. Theo đó, Tịa án huyện Bố Trạch cần phối hợp chắt chẻ với Cơ quan Viện kiểm sát cùng cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tranh thủ ý kiến của Viện kiểm sát cùng cấp để kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm (nếu có) trong mỗi vụ án. Hàng năm, Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch cần tiếp tục phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp lựa chọn các vụ án tranh chấp về đất đai có nhiều tính chất đa dạng, phức tạp, phổ biến và thuộc trường hợp có sự tham gia phiên tịa của Kiểm sát viên để tiến hành mở các phiên tòa dân sự rút kinh nghiệm, phiên tòa mẫu theo cái cách Tư pháp. Sau mỗi phiên tòa tổ chức họp liên ngành rút ra những kinh nghiệm, những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án của mỗi Thẩm phán và Kiểm sát viên, khắc phục những hạn chế, thiếu sót gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của đương sự trong q trình tham gia tố tụng tại Tịa, góp phần bảo vệ đúng đắn quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Mặt khác, Tòa án cần phối hợp với UBND huyện Bố Trạch và UBND các xã, thị trấn mở các hội nghị chuyên đề về giải quyết tranh chấp lĩnh vực đất đai nhằm đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn, đồng thời qua đó đề nghị các cá nhân, tổ chức liên quan nâng cao hơn trách nhiệm trong việc lập hồ sơ quản lý về đất đai, cung cấp kịp thời và đầy đủ các tài liệu như hồ sơ cấp đất, hồ sơ chuyển nhượng.v.v. cho Tịa án và cơng dân khi có tranh chấp, khởi kiện phát sinh. Đối với những vụ việc thơng qua q trình giải quyết tại Tịa án nếu phát hiện có sai phạm của cán bộ quản lý đất đai cần kịp thời kiến nghị
trong các bản án hoặc chuyển hồ sơ, tài liệu cho Viện kiểm sát cùng cấp để cơ quan kiểm sát ban hành các kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Để tiếp tục hoàn thiện công tác bảo đảm quyền công dân thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án đối với các vụ việc liên quan tới quyền sử dụng đất, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động giải quyết vụ việc thông qua xét xử của Tòa án huyện Bố Trạch như: Quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành Tòa án nhân dân…Các giải pháp như: hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất theo thủ tục sơ thẩm, tăng cường sự lãnh đạo và phát huy năng lực của các chủ thể trong quá trình thi hành pháp luật. Một số giải pháp quan trọng khác như tăng cường cơng tác hướng dẫn, giải thích pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thi hành, tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm áp dụng pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các chủ thể về pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất theo thủ tục sơ thẩm. Hy vọng những giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất theo thủ tục sơ thẩm không chỉ tại TAND huyện Bố Trạch nói riêng mà các địa phương trên cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan tới QSDĐ là một hình thức pháp lý về bảo đảm quyền và được thực hiện thông qua các phương thức khác nhau, trong đó có việc bảo đảm của Tịa án nhân dân. Bảo đảm quyền công dân trong giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai tại TAND cấp huyện đượcthực hiện thông qua bộ máy của Tịa án, trên cơ sở những ngun tắc, trình tự thủ tục pháp luật tố tụng dân sự quy định.Bảo đảm quyền cơng dân trong lĩnh vực này cịn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: pháp luật, kinh tế, văn hóa, truyền thống và năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Chánh án, của cán bộ, công chức ngành Tòa án.
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan tới QSDĐ tại Tòa án huyện Bố Trạch những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, góp phần ổn định tình hình chính trị địa phương, song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, như: Hệ thống pháp luật tố tụng còn thiếu cụ thể và chặt chẽ, chưa thống nhất; trình độ, năng lực của Thẩm phán và Chánh án còn nhiều hạn chế; việc chịu ảnh hưởng chi phối của cơ chế kinh tế thị trường cũng làm cho việc bảo đảm quyền công dân của Tịa án gặp nhiều thách thức và có phần hạn chế; nạn tiêu cực, hối lộ, giải quyết khơng thỏa đáng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thông qua việc nghiên cứu luận văn này, tác giả đã đưa ra được một số quan điểm và giải pháp cụ thể cho việc nâng cao hoạt động bảo đảm quyền cơng dân nói chung và của huyện Bố Trạch nói riêng trong việc giải quyết các vụ việc liên quan tới quyền sử dụng đất như: tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thi hành, tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm áp dụng
pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các chủ thể về pháp luật giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất theo thủ tục sơ thẩmcủa TAND cấp huyện nhằm đảm bảo cơ quan áp dụng pháp luật và các chủ thể trong các quan hệ pháp luật đều tuân thủ đúng pháp luật để bảo vệ đúng quyền con người, đảm bảo các vụ, việc được giải quyết thấu tình đạt lý, đúng pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội .
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 3. Quốc hội (2013), Hiến pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 4. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự 2015, NXB Tư pháp, Hà Nội. 5. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Hà Nội. 6. Bình luận khoa học Hiến pháp năm 2013, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
7. Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục pháp luật Trung ương (2013), Quyền
con người và chính sách pháp luật về quyền con người, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2013.
8. Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt
Nam - Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2014).
9. Trường Đại học luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Trần Hoàng Nhung, Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân
bảo đảm quyền công dân trong cơng tác giải quyết vụ việc có liên quan đến quyền sử dụng đất - Qua thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.
11. PGS.TS Nguyễn Thị Phượng: “Chính quyền địa phương trong việc bảo đảm
thực hiện quyền công dân ở Việt Nam”. NXB Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2009.
12. Tịa án nhân dân huyện Bố Trạch (2015 - 2020), Báo cáo tổng kết của TAND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình từ các năm 2015-2019 và Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2020.