CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.6. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
- Tổn thương cột sống cổ:
+ Gẫy vững: Là gẫy xẹp vỡ hoặc rạn thân đốt sống nhưng khơng có di lệch đốt sống. Dây chằng liên gai sau có thể khơng đứt, khơng gẫy các mấu khớp.
+ Gẫy không vững: Là gãy đốt sống kèm trật khớp, gãy vỡ các mấu khớp đốt sống di lệch, đứt rách các dây chằng.
- Mallampati sửa đổi:
Hình 2.4. Phân loại Mallampati sửa đổi (Nguồn tài liệu tham khảo [125]) (Nguồn tài liệu tham khảo [125])
Đánh giá phân loại Mallampati sửa đổi: BN ngồi thẳng, há miệng, thè lưỡi tối đa, không phát âm khi khám. Người đánh giá quan sát kỹ các cấu trúc của hầu họng nhận định và đánh giá sếp loại như sau:
+ Loại I: Nhìn thấy các trụ họng, màn hầu và lưỡi gà.
+ Loại II: Nhìn các trụ họng và màn hầu, lưỡi gà bị che lấp bởi lưỡi. + Loại III: Chỉ nhìn thấy màn hầu.
Ý nghĩa: khi bệnh nhân có Mallampti III, IV là tiên lượng đặt NKQ khó. - Phân loại Cormack-Lehne sửa đổi [127]:
Phân loại Mô tả Tần suất (%)
Khả năng đặt ống thất bại (%)
Loại 1 Nhìn thấy tồn bộ thanh môn 68 < 1 Loại 2a Nhìn thấy một phần thanh mơn 24 < 4,3 Loại 2b Chỉ nhìn thấy phần sau thanh
mơn hoặc sụn hình tháp 6.5 67,4
Loại 3a Tiểu thiệt có thể nhấc từ thành
sau hầu họng 1.2 87,5
Loại 3b Tiểu thiệt không thể nhấc từ
thành sau hầu họng Rất hiếm
Rất khó thực hiện Loại 4 Khơng thể nhìn thấy thanh mơn
hoặc tiểu thiệt Rất hiếm
Rất khó thực hiện
- Đánh giá POGO: Đánh giá tỷ lệ mở thanh môn (Percentage of glottis open score = POGO): Tỷ lệ mở thanh môn được đánh giá bằng phần nhìn thấy phần chia của thanh mơn. Nó được xác định mặt trước là mép trước và mặt sau bởi khe khía hình V. Thang điểm này dao động từ 0% khi không thể quan sát được khe thanh môn và 100% khi toàn bộ khe thanh môn bao gồm cả mép trước được nhìn thấy [127],[128]. Cormack - Lehane I tương đương POGO 100% - 50%, Cormack - Lehane II tương đương POGO dưới 50%, Cormack - Lehane III tương đương POGO 0% [128].
Hình 2.5. Đánh giá POGO
(Nguồn tài liệu tham khảo [128])
- Tiêu chuẩn khó đặt NKQ (IDS):
Bảng điểm NKQ khó = Intubation difficulty score (IDS)
Tham số Điểm
Số lần thử >1
Mỗi lần thử là 1 điểm N1
Số người thực hiện: mỗi người thực hiện là 1 điểm N2 Số kỹ thuật thay thế: mỗi lần thay đổi là 1 điểm N3 Độ Cormack - Lehane: Đặt khó quan sát thành cơng N4 = 0 N4 Lực nâng đèn Nâng bình thường Cần tăng lực N5 = 0 N5 = 1 Ấn thanh quản Khơng Có N6 = 0 N6 = 1 Chuyển động của hai dây thanh âm khi soi thanh quản
Chuyển động Khép lại
N7 = 0 N7 = 1
Khó đặt NKQ theo IDS: (dễ = 0, khó ít ≤ 5, khó nhiều > 5): điểm trung bình, mức độ khó (dễ = 0, khó ít ≤ 5, khó nhiều > 5) [132].
- Ấn thanh quản: được thực hiện theo hướng lên trên, sang bên phải, ra sau
- Ngửa cổ ra sau: đầu mũi hướng lên trên phía trán, di chuyển vùng chẩm do người trợ giúp xác định (khi bệnh nhân khơng có chống chỉ định ngửa cổ)
- Gập cổ: cằm hướng xuống ngực, nâng vùng chẩm do người do người trợ giúp xác định (khi bệnh nhân khơng có chống chỉ định ngửa cổ).
- Lực nâng cán đèn: dựa vào thang điểm VAS
- Đặt NKQ thành công: NKQ nằm trong khí quản, mắt nhìn thấy lồng ngực di động, nghe rõ rì rào phế nang 2 bên phổi, xuất hiện EtCO2 có 3 sóng liên tiếp trên thán đồ (capnography) được coi là tiêu chuẩn vàng.
- Tiêu chuẩn đặt KQ vào thực quản: Khi đặt NKQ khơng vào đường thở và khi bóp bóng khí vào dạ dày đặt ống nghe vùng thượng vị có tiếng bóp bóng, khơng có EtCO2 cuối thì thở ra, khơng nghe thấy rì rào phế nang hai đỉnh phổi và hai đáy phổi.
- Thời gian đặt NKQ (tính bằng giây): là khoảng thời gian từ khi đưa đèn soi thanh quản vào miệng BN cho đến khi xác định cuff ống NKQ đi qua hai dây thanh âm, nằm đúng vị trí là đặt thành cơng.
- Chuyển phương pháp đặt NKQ: chuyển phương pháp đặt NQK khi sử dụng một đèn soi thanh quản quá 3 lần mà không đặt được NKQ hoặc đặt 2 lần không được chuyển sang người khác cũng không đặt được.
- Đặt NKQ thất bại: là khi không thể đặt được ống NKQ với các phương pháp khác nhau.
- Tiêu chuẩn JOA (Theo Japanese Orthopedic Association Score):
Đánh giá các cơ quan theo thang điểm JOA Điểm
1 Chức năng vận động
Liệt 1
2 Chi trên
Giảm chức năng vận động nhanh 2
Giảm chức nặng vận động từ từ 3
Yếu kín đáo bàn tay hoặc đầu gần cánh tay 4
Chức năng bình thường 5
3 Chức năng vận động
Không thể bước đi 1
4 Chi dƣới
Bước đi trên mặt sàng phẳng cần sự hỗ trợ 2
Cần tay vịn trên bậc thang 3
Có thể bước đi không cần hỗ trợ nhưng chưa vững 4
Chức năng bình thường 5
5 Cảm giác: chi trên/chi dưới/cột sống
Mất cảm giác rõ ràng 1
Mất cảm giác tối thiểu 2
Chức năng bình thường 3
6 Chức năng bàng quang
Bí tiểu 1
Rối loạn chức năng nghiêm trọng 2
Rối loạn chức năng nhẹ 3
Chức năng bình thường 4
Tổng điểm 0 - 17
Điểm càng thấp tổn thương càng nghiêm trọng: Chức năng bình thường 16 - 17 điểm
Độ 1: 12 - 15 điểm
Độ 2: 8 - 11 điểm
Độ 3: 0 - 7 điểm
Mục tiêu là tỷ lệ phần trăm của tổng 17 điểm:
Chi trên : 23,5%.
Chi dưới: 23,5%.
Cảm giác: 3 x 11,8% ( Tổng: 35,4%).
Chức năng bàng quang và ruột: 17,6%.
Đánh giá thang điểm JOA bệnh nhân trước mổ và sau mổ có tổn thương nặng lên hay khơng (có hoặc khơng).
- Phân loại sức khỏe theo ASA gồm năm mức độ: + ASA1: Tình trạng sức khỏe tốt.
+ ASA2: Có một bệnh nhưng khơng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
+ ASA3: Có một bệnh có ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân (loét hành tá tràng, sỏi gan, sỏi thận, đái đường).
+ ASA4: Có bệnh nặng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (ung thư, phình động mạch chủ, suy tim xung huyết, hen phế quản nặng, bệnh van tim).
+ ASA5: Tình trạng bệnh quá nặng, hấp hối khơng có khả năng sống được 24 giờ dù có mổ hay khơng mổ.
+ ASA6: Bệnh nhân chết não.
- Đau họng: 5 mức độ dựa vào thang điểm VAS
+ Không đau (0 - 1điểm): Khơng có cảm giác đau họng. + Nhẹ (1 - 3 điểm): Cảm giác rát họng, chỉ đau khi nuốt. + Vừa (4 - 6 điểm): Đau tự nhiên, nhưng chiu đựng được.
+ Đau nhiều (6 - 8 điểm): Đau nhiều không chịu được cần dùng thuốc giảm đau.
+ Nặng (8 - 10 điểm): Rất đau, đau chảy nước mắt, nhăn mặt, liên tục, không chịu đựng được phải điều trị [131],[132],[133],[134].
0 10 Đau khơng thể
chịu được Khơng
đau
Hình 2.6. Thước đánh giá đau nhìn hình đồng dạng VAS, Astra – Zeneca
(Nguồn từ tham khảo [133])
- Khàn giọng / mất tiếng: 3 mức độ [135],[136],[137]
+ Nhẹ: Khàn tiếng nhẹ: Bệnh nhân xác nhận người khám không xác nhận được.
+ Vừa: Khàn tiếng nhiều, mọi người đều thấy rõ khàn tiếng của bệnh nhân. + Nặng: Khàn nặng, nói khơng rõ tiếng / mất tiếng.