Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 63 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận

hành khách bằng xe taxi tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

4.1.2.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội đến năm 2020

a. Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020

Hiện nay dân số đô thị nước ta vào khoảng hơn 20 triệu người chiếm 25% dân số cả nước, gần một nửa dân đô thị lại tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố này như: Hệ thống giao thông đô thị, hệ thống cấp thoát nước và sử lý chất thải vô cùng lớn. Nhà nước đã ưu tiên tối đa cho nhu cầu cải tạo và đầu tư vào nước nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị trong thành phố. Việc cải thiện và nâng cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng là rất cần thiết và quan trọng nhằm tạo ra môi trường sạch cho đô thị và thu hút các nhà đầu tư.

- Mục tiêu phát triển đô thị: Mục tiêu phát triển đô thị ở nước ta đến năm 2020 là xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại, có môi trường trong sạch, đảm bảo cho mỗi đô thị phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt hai

nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Quan điểm phát triển đô thị:

+ Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ lực lượng sản xuất. Xây dựng phát triển đô thị phải đi đôi với hình thành cơ cấu vững chắc, mỗi đô thị trở thành “hạt nhân" thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và các vùng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

+ Phát triển đô thị đi đôi với việc xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính ổn định và bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển đô thị.

+ Phát triển đô thị trên địa bàn cả nước phải kết hợp chặt chẽ với quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời quá trình cải tạo và xây dựng đô thị phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc các giá trị lịch sử và bản sắc dân tộc.

b. Mục tiêu, quan điểm phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội

- Mục tiêu

+ Về mạng lưới giao thông vận tải như: giao thông động, giao thông tĩnh và các thiết bị phục vụ giao thông phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh. Để tạo ra sự liên thông hợp lý giữa đô thị với bên ngoài nhằm đáp ứng tốt quá trình vận chuyển (hành khách và hàng hóa)

+ Về vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố. Còn vận tải hàng hóa phải đảm bảo vận chuyển nhanh chóng, an toàn và giá cước rẻ. Phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội phải tương xứng với các đô thị lớn trong khu vực, phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hôi, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và góp phần giữ vững trật tự kỷ cương đô thị.

- Quan điểm:

+ Phát triển giao thông vận tải đô thị phải được tiến hành theo một quy định thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên thông.

+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị phải hoàn chỉnh, tương xứng và nhanh chóng với sự phát triển của đô thị đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển.

c. Mục tiêu, quan điểm phát triển vận tải hành khách ở Hà Nội

Với sự quan tâm của chính phủ, quyết tâm của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về đầu tư và phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội. Được thể hiện thông qua chủ trương “ coi vận tải hành khách công cộng là con đường duy nhất để đảm bảo giao thông đô thị được thông suốt, an toàn lịch sự và văn minh cần phải được ưu tiên phát triển”.

4.1.2.2. Quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi bị ảnh hưởng rất lớn bởi quy hoạch phát triển thành phố. Trong bản quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quy định những phương thức lựa chọn phương tiện cụ thể.

* Những phương thức lựa chọn vận tải đô thị của thủ đô Hà Nội đến năm 2020

Hiện nay các thành phố lớn trên 1 triệu dân ở các nước phát triển, vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong giao thông đô thị. Thực tế ở các nước phát triển trên thế giới tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng có thể đạt được từ 60- 80% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố. Theo quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2020 dân số Hà Nội và các đô thị xung quanh khoảng từ 4,5- 5 triệu người (theo quyết định số 108/1998/ QĐ- TTg). Quy hoạch các phương tiện vận tải của thủ đô Hà Nội

đến năm 2020 phải dựa trên dự báo nhu cầu vận tải, kinh nghiệm phát triển vận tải ở các nước phát triển về các phương tiện vận tải ở các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có thể dự kiến các phương tiện vận tải ở thủ đô Hà Nội bao gồm:

+ Phương tiện vận tải đường bộ: Phương thức vận tải trên đường bộ chủ yếu bao gồm: Vận tải hành khách công cộng (xe buýt, taxi, xe ôm) và các phương tiện cá nhân (Ô tô, xe máy, xe đạp). Lộ trình thay đổi các phương tiện vận tải bằng đường bộ nhằm vào mục tiêu tăng trưởng nhanh các phương tiện vận tải hành khách công cộng, giảm các phương tiện cá nhân. Nhưng song song với quá trình này lượng xe con cá nhân do mức sống của người dân ngày càng cao. Do vậy phương tiện vận tải được diễn ra theo tiến trình cụ thể là:

- Phải tăng tỷ trọng vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng như xe buýt, taxi lên trên 50% nhu cầu đi lại của người dân đô thị vào năm 2020.

- Tăng tỷ trọng xe con các loại trong phương thức vận tải hành khách từ 8% hiện nay lên đến mức 15- 20% vào năm 2020.

- Giảm tỷ trọng xe đạp từ 15% xuống còn khoảng 8 - 9% vào năm 2020. - Giảm tỷ trọng xe máy hiện nay từ 57,5% xuống còn khoảng 10- 15% vào năm 2020.

+ Phương tiện vận tải đường sắt trong đô thị: Thực hiện và đầu tư phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2020 cần đưa loại phượng tiện vận tải hành khách công công có sức chứa lớn, phù hợp với phát triển bền vững đường sắt đô thị vào hoạt đông ở Hà Nội. Năm 2020 phấn đấu đưa 3 tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động như: Yên Viên- Ngọc hồi, ga Hà Nội- ga Hà Đông và ga Hà Nội- Voi Phục- Cầu Giấy- Cầu Diễn vào hoạt động, phấn đấu đạt tỷ lệ hành khách từ 8- 10%. Đến năm 2020 xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài khoảng 168 km và có thể đảm nhận được từ 20- 25% lưu lượng hành khách của đô thị. Dự kiến phương thức vận tải hành khách thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

4.1.2.3. Định hướng phát triển của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Cuối năm 2014, đầu năm 2015 sẽ đưa nhà ga T2 vào khai thác. Các doanh nghiệp kinh doanh taxi trong khu vực phải đảm bảo điều hành tổ chức chạy xe hợp lý giưa nhà ga T1 và T2.

Tiếp tục nhượng quyền khai thác cho một số doanh nghiệp kinh doanh taxi hoạt động tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tối đa các doanh nghiệp được phép nhượng quyền là 10 doanh nghiệp.

Tiếp tục hạn chế số lượng xe taxi của mỗi doanh nghiệp. Theo đó số lượng xe tối đa của mỗi doanh nghiệp là 250 xe…

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

4.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức, điều hành chạy xe

Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi. Việc tổ chức điều hành xe một cách hợp lý không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trước đây hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức điều hành chạy xe bằng phương pháp truyền thống. Phương pháp điều hành truyền thống chủ yếu sử dụng nhân viên điều hành để điều hành phương tiện thông qua hệ thống bộ đàm. Các số liệu như số lượng chuyến xe, thời gian khai thác của từng xe… được thu thập thông qua ghi chép của nhân viên điều hành. Phương pháp điều hành này có các nhược điểm sau:

+ Không quản lý được doanh thu thực tế của phương tiện.

+ Không xác định được vị trí của phương tiện để có phương án điều hành thích hợp.

+ Không quản lý được số Km có khách, không khách… + Các nhược điểm khác.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay các nhà khoa học đã phát minh ra thiết bị phục vụ cho công tác giám sát, điều hành trong lĩnh vực vận tải. Thiết bị đó được gọi là thiết bị giám sát hành trình phương tiện (GPS). Thiết bị giám sát hành trình (GPS) có những ưu điểm sau:

+ Tìm vị trí của khách hàng theo nhiều tiêu chí: tên đường, tên xã/ phường, khách sạn, nhà hàng, cây xăng trường học. Đặc biệt cho phép người điều hành có thể đánh dấu bản đồ riêng của mình để phục vụ quá trình tìm kiếm sau này; + Tự động chốt ca xe, thực hiện việc giao ca và checker chỉ với 1 nút bấm đơn giản;

+ Tự động in lịch trình chi tiết và các cuốc xe trong ca, tự động tính toán chốt doanh thu với lái xe theo mức cước áp dụng của công ty;

+ Kiểm soát, tìm kiếm toàn bộ xe của hãng trên bản đồ toàn quốc. + Tự động cập nhật trạng thái bận/rỗi;

+ Kiểm tra được lịch sử di chuyển, hiển thị tình trạng bận/rỗi theo chỉ thị màu;

+ Đặt các cảnh báo: cảnh báo quá tốc độ, cảnh báo dừng đỗ lâu, cảnh báo dừng xe không tắt máy, cảnh báo xe đi ra ngoài vùng phủ sóng của bộ đàm;

+ Tự động quản lý các loại vật tư tiêu hao theo tiêu chí số km đi được hay thời gian sử dụng;

* Lợi ích của việc sử dụng thiết bị giám sát hành trình GPS

+ Giảm chi phí nhiên liệu: Bằng việc tung lệnh chính xác, điều chỉnh vị trí chờ khách trên bản đồ dùng riêng việc giảm quãng đường chạy rỗng và tranh khách cũng hãng sẽ được kiểm soát. Chi phí nhiên liệu sẽ giảm cho người lái xe đồng thời chất lượng dịch vụ cũng tăng lên

+ Tăng tuổi thọ cho phương tiện: Tiện ích cảnh báo dừng xe không tắt máy giúp nhà quản lý kiểm soát được khấu hao/hao mòn.

+ Tránh tình trạng chạy rỗng quá nhiều: Việc bắt khách dọc đường là cần thiết, tuy nhiên tại sao lại phải di chuyển rỗng khi mà tại điểm có nhiều khách truyền thống của công ty hiện tại không có xe nào chờ khách. Thiết bị giám sát hành trình GPS sẽ giúp lái xe và người điều hành xử lý việc này.

+ Tránh tình trạng nhiều xe cùng đón khách: Khi nhận được yêu cầu đón khách từ trung tâm, các xe thường phải đua nhau tuy nhiên nếu trung tâm xác định được vị trí xe gần nhất thì điều này sẽ có lợi cho tất cả mọi người.

+ Tăng hiệu suất làm việc lái xe: Kiểm soát việc không nhận khách hoặc tranh khách với đồng nghiệp của lái xe giúp hiệu suất chung tăng cao và chất lượng dịch vụ bảo đảm.

+ Kiểm soát lái xe sử dụng phương tiện vào việc riêng: Bằng việc kiểm tra lại lịch trình di chuyển của xe khi có nghi ngờ, bạn hoàn toàn kiểm soát được xe nào, đi đâu, trong thời gian nào và thậm chí dừng nghỉ ở đâu, bao nhiêu cuốc khách trong ngày. Kiểm soát được việc lái xe dùng xe của bạn như thế nào, bạn đã nâng cao được hiệu suất sử dụng xe của bạn. Thậm chí với việc theo dõi chi tiết bạn có thể kiểm soát được việc lái xe của bạn có đổi phụ tùng hay không.

+ Nâng cao trách nhiệm của lái xe: Bạn điều xe căn cứ vào mật độ xe trong bản đồ khách hàng, khuyên lái xe nên di chuyển đến khu vực hợp lý, đưa ra chỉ dẫn khuyến cáo xe nào nên di chuyển khi có khách hàng gọi, tất cả những chỉ dẫn của tổng đài khi đó đều là thông tin có giá trị và là thông tin gắn trực tiếp đến quyền lợi của lái xe,. Với giải pháp này, chúng tôi gắn trách nhiệm của lái xe với quyền lợi của lái xe. Chúng tôi tin rằng đây là phương pháp tối ưu nhất trong việc quản lý lái xe trong giờ làm việc.

+ Cải thiện dịch vụ khách hàng: Thông qua việc bảo đảm với khách hàng thời gian chính xác xe sẽ có mặt tại địa điểm yêu cầu, chắc chắn hình ảnh công ty bạn sẽ được nâng cao.

+ Cải thiện tình trạng lái xe ẩu, chạy quá tốc độ: Việc tranh giành khách được hạn chế cũng như các thông tin khi lái xe phóng nhanh vượt ẩu sẽ là công cụ để bạn ra các quyết định hành chính để nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Hỗ trợ bảo hiểm trong trường hợp tai nạn: Với toàn bộ dữ liệu được ghi lại về vị trí, tốc độ, thời gian và địa điểm xảy ra tai nạn trong trường hợp

không hỏng hộp đen hoặc dữ liệu cuối cùng tại địa điểm tại nạn, bạn hoàn toàn có đủ thông tin về vụ việc. Thông tin này rất có ích cho công ty bảo hiểm và cảnh sát. Đó là lý do tại sao ở các nước phát triển, các công ty bảo hiểm lại có thể đưa ra một mức phí với chiết khấu rất cao cho các công ty khai thác phương tiện áp dụng hình thức quản lý phương tiện ứng dụng GPS

+ Dễ dàng tìm lại phương tiện trong trường hợp bị lấy trộm hoặc cướp xe: Tình trạng cướp taxi ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng. Tuy nhiên không phải tên trộm/cướp nào cũng hiểu được thiết bị kiểm soát phương tiện và vị trí lắp đặt của nó. Trong trường hợp xe bị mất, bị cướp, hệ thống kiểm soát xe dựa vào công nghệ GPS sẽ là một trong những công cụ rất có ích cho việc tìm lại tài sản đã mất

4.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

4.2.2.1. Các giải pháp về phương tiện

Đây là giải pháp đầu tiên mà các doanh nghiệp cần thực hiện trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi vì chất lượng phương tiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Đối với hành khách tiêu chí đầu tiên của việc lựa chọn dịch vụ taxi là việc đánh giá chất lượng phương tiện có tốt hay không. Phương tiện phục vụ khách tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài ngoài việc có thân vỏ đảm bảo tính thẩm mỹ còn phải đảm bảo độ an toàn và tính tiện nghi của phương tiện.

Khách hàng sẽ lựa chon các phương tiện có tính thẩm mỹ cao, nội thất sạch sẽ, ghế ngồi thoải mái và có hệ thống điều hòa đủ mát. Nhóm các giải pháp về phương tiện các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 63 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)