Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

3.1.1.1. Vị trí

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương của thủ đô Hà Nội với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó khí hậu của khu vực miền Bắc khá ôn hoà, với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực nhằm từng bước biến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30km (khoảng 50 phút đi ô tô) về phía Bắc đi theo đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Ngoài ra còn có thể đi theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.

3.1.1.2. Quá trình phát triển

Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.

Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh.

Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 10 năm 2001. T1’ đưa vào khai thác tháng 12/2013.

3.1.1.3. Cơ sở hạ tầng

- Đường cất hạ cánh (CHC):

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có 02 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm.

+ Đường cất hạ cánh 11L/29R: + Đường cất hạ cánh 11R/29L:

- Đường lăn: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía Bắc) và 11R/29L (phía Nam).

Hệ thống đường lăn phía Bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho Quân sự): Gồm 01 đường lăn chính và các đường lăn nhánh.

Hệ thống đường lăn phía Nam đường CHC 11L/29R (dùng cho HKDD) chạy song song với đường CHC 11R/29L gọi là đường lăn S1, có kích thước 3900m x 23m với kết cấu BTXM mác 350/45, h = 34cm, móng cát gia cố xi măng 8%, h = 20cm và sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Lề đường lăn mỗi bên rộng 10,5m bằng bê tông nhựa, h = 20cm.

- Sân đỗ tàu bay gồm:

+ Khu vực sân đỗ cách ly + Sân đỗ phía Tây nhà ga T1 + Sân đỗ phía Đông nhà ga T1 + Sân đỗ A3

+ Sân đỗ Ga hàng hóa + Sân đỗ trước Hangar: - Nhà ga hành khách T1

Nhà ga hành khách T1 là nơi diễn ra các hoạt động cung ứng các dịch vụ phục vụ hành khách đi, đến và các hoạt động thương mại tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, với lưu lượng theo thiết kế khoảng 6 triệu hành khách/năm.

Nhà ga hành khách T1 hoàn thành vào tháng 10 năm 2001. Nhà ga có 4 tầng và một tầng hầm với tổng diện tích mặt bằng 90.000m2. Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ khai thác hàng không và phi hàng không.

3.1.1.4. Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Nội bài đến năm 2020

Hiện nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang nâng cấp hệ thống đường lăn, mở rộng sân đỗ, nhà ga T1, nhà ga hàng hóa và dự kiến cuối năm 2014 đưa vào khai thác sử dụng nhà ga hành khách T2 công suất 15 triệu hành khách / năm. Trong thời gian tiếp theo thực hiện nâng cấp đường cất hạ cánh 11L/29R sử dụng công nghệ vật liệu mới polyme để nâng cao sức chịu tải, đồng thời đầu tư mới hệ thống đèn hiệu, thiết bị hướng dẫn hạ cánh chính xác và trang thiết bị khí tượng đạt tiêu chuẩn CAT II nhằm tăng năng lực phục vụ tàu bay cất hạ cánh, hành khách và hàng hóa thông qua Cảng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 10%.

Qui hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 là sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO, xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3 có khả năng tiếp cận hạ cánh chính xác CAT - 3 với khả năng tiếp nhận 45 máy bay đến cấp F vào giờ cao điểm, nhà ga hành khách T3, T4 nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt hành khách /năm, mở rộng nhà ga hàng hóa đạt công suất 500 ngàn tấn/năm.

Hiện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có 43 hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác thường xuyên đến 35 vùng lãnh thổ, thành phố trong nước và trên thế giới. Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình 15%/ năm với trên 80 ngàn lần chuyến tàu bay cất hạ cánh trong

đó có hàng trăm chuyến chuyên cơ trong nước và quốc tế đến Việt Nam tuyệt đối an toàn, với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, trật tự an toàn trên địa bàn Cảng hàng không được đảm bảo. Năm 2012 tổng doanh thu của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thu đạt gần 1.700 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 400 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 200 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 38 - 41)