Quản lý của các cơ quan chức năng tại khu vực Cảng đối vớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 59 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Quản lý của các cơ quan chức năng tại khu vực Cảng đối vớ

hình kinh doanh Taxi

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội bài ngoài việc phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi còn phải tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn của các cơ quan quản lý Cảng hàng không Nội Bài.

Các quy định của Cảng hàng không Nội Bài đối với các doanh nghiệp kinh doanh taxi bao gồm:

+ Quyết định số: 598/QĐ- CHKMB ký ngày 26/03/2010 và quyết định số: 152/QĐ- CHKMB ký ngày 12/01/2012 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Miền bắc về việc ban hành Giá dịch vụ tại Tổng Công ty cảng hàng không Miền bắc.

+ Quyết định số: 3134/QĐ- CHKMB của Tổng giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Miền bắc ký ngày 6/10/2011 về việc: ban hành giới hạn nhượng quyền khai thác dịch vụ vận tải mặt đất đối với hàng hóa, hành khách tại Cảng hàng không Quốc tế Nội bài.

+ Các quy định khác liên quan.

Khó khăn, thuận lợi của các quy định pháp lý có tác động đến hoạt động vận tải Taxi của các doanh nghiệp:

- Thuận lợi:

+ Là cơ sở pháp lý để hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp xây dựng các phương án, mục tiêu, chiến lược kinh doanh lâu dài.

+ Doanh nghiệp luôn phải tự đổi mới để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải cả về con người và phương tiện.

+ Hạn chế được lực lượng xe không được phép kinh doanh Taxi tại khu vực Cảng.

+ Việc triển khai các báo cáo gửi các cơ quan ban ngành theo định kỳ có hướng dẫn cụ thể.

- Khó khăn:

+ Việc hạn chế cấp phù hiệu Taxi đối với doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh đã gây ra những khó khăn trong phương thức kinh doanh.

+ Hạn chế về giới hạn nhượng quyền khai thác tại nhà ga đã làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh…

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ KINH DOANH TAXI TẠI TRUNG TÂM VẬN TẢI TAXI HÀNG KHÔNG - NASCO

4.1. Nguyên tắc hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe Taxi và cơ sở đề xuất các giải pháp

4.1.1. Nguyên tắc hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi khách bằng xe taxi

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời đại nền kinh tế thị trường phát triển sự canh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có các mục tiêu và chiến lược phù hợp. Tuy nhiên các mục tiêu và chiến lược này đều hướng tới cái đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.Mỗi một doanh nghiệp có các hướng đi và các nhóm giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên tất cả các nhóm giải pháp này đều phải tuân thủ các nguyên tắc chung sau:

Nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật

Bất cứ doanh nghiệp nào và hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gì trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ giao thông vận tải về quản lý phương tiện, về an toàn giao thông.

Ngoài ra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng phải tuân thủ các quy định của các Bộ, Ban ngành khác như tuân thủ các quy định về quản lý tài sản, quản lý doanh thu của Bộ Tài chính, quản lý người lao động theo các quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội…

- Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi phải tuân thủ các các quy định của Nghị định 91/2009/NĐ- CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Theo đó bắt buộc các nhóm giải pháp không được làm sai lệch hoặc không tuân thủ theo mầu sơn, đồng hồ tính tiền, thân vỏ và các điều kiện kinh doanh khác được quy định trong Nghị định.

- Nhóm các giải pháp Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi phải tuân thủ theo các quy định về an toàn giao thông của Bộ giao thông vận tải. Các giải pháp về tổ chức điều hành chạy xe không được chạy quá tốc độ cho phép, không được tổ chức cho xe đi ngược chiều….

- Nhóm các giải pháp Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi phải tuân thủ theo các quy định về quản lý người lao động theo quy định như không được để lái xe chạy xe liên tục quá thời gian cho phép, tuân thủ các quy tắc về đào tạo người lao động….

Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Đứng trên góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp thì mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Các nhóm giải pháp và các điều chỉnh đều phục vụ cho mục tiêu trên.

Nội dung nghiên cứu của đề tài là Giải pháp nâng cao chất lượng

dịch vụ vận tải tại Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài mục đích góp phần nâng cao chất lượng của dây chuyền vận tải hàng không tại sân bay Nội Bài thì mục đích cuối cùng cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ được tăng cao giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng thị phần khai thác do đó hiệu quả kinh tế cũng ngày được tăng cao.

Nguyên tắc này có nghĩa là các nhóm giải pháp được đưa ra phải đảm bảo mức chi phí hợp lý và đảm bảo tính hiệu quả. Mức chi phí hợp lý thể hiện ở các khoản mục đầu tư có giá thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp như đầu tư xe ô tô không thể các loại xe sang trọng đắt tiền mặc dù độ tiện nghi thoải mái của chúng là rất cao nhưng chi phí cho khấu hao TSCĐ lại rất thấp và không mang lại hiệu quả kinh tế. Cũng tương tự như việc đầu tư cho phương tiện việc đầu tư cho công tác tổ chức điều hành chạy xe cũng phải tính toán sao cho hợp lý, không nên đầu tư các trang thiết bị quá đắt tiền, đào tạo con người cũng ở mức đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Trên đây là hai nguyên tắc rất quan trọng mà các doanh nghiệp phải lấy làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi. Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc thực hiện các giải pháp của doanh nghiệp mới có hiệu quả cao.

4.1.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài hành khách bằng xe taxi tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

4.1.2.1. Mục tiêu, quan điểm phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội đến năm 2020

a. Định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020

Hiện nay dân số đô thị nước ta vào khoảng hơn 20 triệu người chiếm 25% dân số cả nước, gần một nửa dân đô thị lại tập trung ở hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng đô thị tại các thành phố này như: Hệ thống giao thông đô thị, hệ thống cấp thoát nước và sử lý chất thải vô cùng lớn. Nhà nước đã ưu tiên tối đa cho nhu cầu cải tạo và đầu tư vào nước nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị trong thành phố. Việc cải thiện và nâng cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng là rất cần thiết và quan trọng nhằm tạo ra môi trường sạch cho đô thị và thu hút các nhà đầu tư.

- Mục tiêu phát triển đô thị: Mục tiêu phát triển đô thị ở nước ta đến năm 2020 là xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước, có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại, có môi trường trong sạch, đảm bảo cho mỗi đô thị phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt hai

nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Quan điểm phát triển đô thị:

+ Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ lực lượng sản xuất. Xây dựng phát triển đô thị phải đi đôi với hình thành cơ cấu vững chắc, mỗi đô thị trở thành “hạt nhân" thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước và các vùng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

+ Phát triển đô thị đi đôi với việc xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính ổn định và bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển đô thị.

+ Phát triển đô thị trên địa bàn cả nước phải kết hợp chặt chẽ với quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời quá trình cải tạo và xây dựng đô thị phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc các giá trị lịch sử và bản sắc dân tộc.

b. Mục tiêu, quan điểm phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội

- Mục tiêu

+ Về mạng lưới giao thông vận tải như: giao thông động, giao thông tĩnh và các thiết bị phục vụ giao thông phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh. Để tạo ra sự liên thông hợp lý giữa đô thị với bên ngoài nhằm đáp ứng tốt quá trình vận chuyển (hành khách và hàng hóa)

+ Về vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố. Còn vận tải hàng hóa phải đảm bảo vận chuyển nhanh chóng, an toàn và giá cước rẻ. Phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội phải tương xứng với các đô thị lớn trong khu vực, phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hôi, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và góp phần giữ vững trật tự kỷ cương đô thị.

- Quan điểm:

+ Phát triển giao thông vận tải đô thị phải được tiến hành theo một quy định thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên thông.

+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị phải hoàn chỉnh, tương xứng và nhanh chóng với sự phát triển của đô thị đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp thúc đẩy kinh tế đô thị phát triển.

c. Mục tiêu, quan điểm phát triển vận tải hành khách ở Hà Nội

Với sự quan tâm của chính phủ, quyết tâm của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về đầu tư và phát triển vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội. Được thể hiện thông qua chủ trương “ coi vận tải hành khách công cộng là con đường duy nhất để đảm bảo giao thông đô thị được thông suốt, an toàn lịch sự và văn minh cần phải được ưu tiên phát triển”.

4.1.2.2. Quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi bị ảnh hưởng rất lớn bởi quy hoạch phát triển thành phố. Trong bản quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quy định những phương thức lựa chọn phương tiện cụ thể.

* Những phương thức lựa chọn vận tải đô thị của thủ đô Hà Nội đến năm 2020

Hiện nay các thành phố lớn trên 1 triệu dân ở các nước phát triển, vận tải hành khách đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong giao thông đô thị. Thực tế ở các nước phát triển trên thế giới tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng có thể đạt được từ 60- 80% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố. Theo quy hoạch thủ đô Hà Nội đến năm 2020 dân số Hà Nội và các đô thị xung quanh khoảng từ 4,5- 5 triệu người (theo quyết định số 108/1998/ QĐ- TTg). Quy hoạch các phương tiện vận tải của thủ đô Hà Nội

đến năm 2020 phải dựa trên dự báo nhu cầu vận tải, kinh nghiệm phát triển vận tải ở các nước phát triển về các phương tiện vận tải ở các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có thể dự kiến các phương tiện vận tải ở thủ đô Hà Nội bao gồm:

+ Phương tiện vận tải đường bộ: Phương thức vận tải trên đường bộ chủ yếu bao gồm: Vận tải hành khách công cộng (xe buýt, taxi, xe ôm) và các phương tiện cá nhân (Ô tô, xe máy, xe đạp). Lộ trình thay đổi các phương tiện vận tải bằng đường bộ nhằm vào mục tiêu tăng trưởng nhanh các phương tiện vận tải hành khách công cộng, giảm các phương tiện cá nhân. Nhưng song song với quá trình này lượng xe con cá nhân do mức sống của người dân ngày càng cao. Do vậy phương tiện vận tải được diễn ra theo tiến trình cụ thể là:

- Phải tăng tỷ trọng vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng như xe buýt, taxi lên trên 50% nhu cầu đi lại của người dân đô thị vào năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng tỷ trọng xe con các loại trong phương thức vận tải hành khách từ 8% hiện nay lên đến mức 15- 20% vào năm 2020.

- Giảm tỷ trọng xe đạp từ 15% xuống còn khoảng 8 - 9% vào năm 2020. - Giảm tỷ trọng xe máy hiện nay từ 57,5% xuống còn khoảng 10- 15% vào năm 2020.

+ Phương tiện vận tải đường sắt trong đô thị: Thực hiện và đầu tư phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội đến năm 2020 cần đưa loại phượng tiện vận tải hành khách công công có sức chứa lớn, phù hợp với phát triển bền vững đường sắt đô thị vào hoạt đông ở Hà Nội. Năm 2020 phấn đấu đưa 3 tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động như: Yên Viên- Ngọc hồi, ga Hà Nội- ga Hà Đông và ga Hà Nội- Voi Phục- Cầu Giấy- Cầu Diễn vào hoạt động, phấn đấu đạt tỷ lệ hành khách từ 8- 10%. Đến năm 2020 xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài khoảng 168 km và có thể đảm nhận được từ 20- 25% lưu lượng hành khách của đô thị. Dự kiến phương thức vận tải hành khách thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

4.1.2.3. Định hướng phát triển của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Cuối năm 2014, đầu năm 2015 sẽ đưa nhà ga T2 vào khai thác. Các doanh nghiệp kinh doanh taxi trong khu vực phải đảm bảo điều hành tổ chức chạy xe hợp lý giưa nhà ga T1 và T2.

Tiếp tục nhượng quyền khai thác cho một số doanh nghiệp kinh doanh taxi hoạt động tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, tối đa các doanh nghiệp được phép nhượng quyền là 10 doanh nghiệp.

Tiếp tục hạn chế số lượng xe taxi của mỗi doanh nghiệp. Theo đó số lượng xe tối đa của mỗi doanh nghiệp là 250 xe…

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

4.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức, điều hành chạy xe

Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 59 - 91)