Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 32 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.1.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Nasco.

Địa bàn nghiên cứu này có tính đại diện cao trong hệ thống các cảng Hàng không quốc tế của cả nước.

2.1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Các thông tin sơ cấp và thứ cấp được thu thập từ hệ thống, thống kê kinh tế - kỹ thuật của Nasco và các nguồn thông tin hữu quan.

- Một số thông tin còn thu được thông qua quan sát sơ bộ và bảng hỏi theo phương pháp điều tra xã hội học.

2.1.3.3. Phương pháp phân tích

* Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích:

Thấy là kinh tế - xã hội, phân tích nguyên nhân - kết quả, phương pháp lấy ý kiến liên gia.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng vận tải taxi

- Giảm tải các phương tiện tham gia giao thông, kéo theo việc giảm ách tắc giao thông.

- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông công cộng phục vụ nhu cầu đi lại đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong tình trạng cấp thiết: cấp cứu vào ban đêm (thời gian này xe buýt không hoạt động)

2.2.1. Từ phía khách hàng

Nếu đứng trên quan điểm của khách hàng thì cần chú ý các chỉ tiêu sau: - Độ an toàn.

- Độ tin cậy.

- Tính thuận tiện cho khách hàng.

- Thời gian hoạt động của xe trên quãng đường yêu cầu. - Nhóm yếu tố khó lượng hoá.

2.2.1.1. Độ an toàn

Độ an toàn là một yếu tố rất quan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi. Đặc biệt tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội bài nơi có rất nhiều hành khách có yêu cầu chất lượng cao thì độ an toàn càng phải cao. Đối với ngành kinh tế vận tải đối tượng phục vụ chủ yếu là con người do đó yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Việc xảy ra tai nạn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật chất và tính mạng con người.

Chỉ tiêu và độ an toàn là chỉ tiêu đầu tiên và quan trọng nhất khi khách hàng lựa chọn phương thức vận tải vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và tính mạng của họ. Căn cứ vào mức độ an toàn của mỗi loại phương thức mà các nhà quản lý đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao mức độ an cho từng phương thức.

Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng thiệt hại do các vụ tai nạn gây ra trong kỳ và số lần tai nạn vận tải hành khách trong kỳ

Tình hình kinh doanh taxi tại khu vực Cảng hàng không Nội bài thì mức độ an toàn là tương đối cao:

- Số vụ tai nạn của các doanh nghiệp trong 01 năm là: 138 vụ - Tổng số xe của các doanh nghiệp là: 1050 xe

- Định mức km một tháng cho 1 xe: 4500km/xe/tháng

Do các xe taxi hoạt động trong khu vực Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có sự điều hành giám sát điều hành của nhân viên khai thác ga, nhân viên an ninh tại Cảng do đó luôn đảm bảo mức độ an toàn.

2.2.1.2. Độ tin cậy

Hiện nay các hãng taxi tại khu vực Nội Bài chủ yếu vận chuyển khách theo hành trình Hà Nội - Nội Bài và ngược lại. Giá cước vận chuyển được quy định theo 02 hình thức: Giá cước theo cuốc khách và giá cước theo Km đối với các chuyến vận chuyển hành khách đường dài. Giá cước theo cuốc

khách được các cơ quan chức năng tại Cảng quy định thống nhất giữa các doanh nghiệp và phải niêm yết công khai cho khách hàng được biết. Do đó việc thu cước sai quy định và ăn chặn tiền của khách hàng rất ít xảy ra. Mặt khác hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh taxi tại khu vực Nội Bài hầu hết đã lắp đặt thiết bị GPS để quản lý phương tiện về thời gian, vận tốc, doanh thu nên trường hợp các xe thu cước quá quy định đã xảy ra ít hơn.

2.2.1.3. Tính thuận tiện

- Tính thuận tiện theo không gian: Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh taxi tại Nội bài đều có tập trung ở hai đầu là đầu Hà Nội và đầu Nội Bài. Đối với đầu Hà Nội mỗi doanh nghiệp khác nhau tập trung ở các địa điểm khác nhau để đón trách như phố Quang Trung, Ngọc Khánh, dốc Bưởi...Đối với đầu Nội Bài các doanh nghiệp tập trung tại các khu vực quanh sân bay. Tại khu vực nhà ga T1 mỗi doanh nghiệp được nhà chức trách bố trí 01 vị trí để đón trả khách trước cửa nhà ga T1. Như vậy hành khách có thể đón được xe taxi ngay sau khi xuống máy bay. Tính thuận tiện về mặt không gian đối với xe taxi là tương đối cao.

- Tính thuận tiện theo thời gian: Chỉ tiêu này có thể đánh giá là rất tốt, vì hiện tại các hãng taxi hoạt động tại Nội bài phục vụ hành khách tất cả các chuyến bay từ chuyến bay đầu tiên trong ngày đến chuyến bay cuối cùng. Tại đầu Nội Bài hành khách có thể bắt được ngay taxi tại cửa của nhà ga T1.

- Thuận tiện bởi các dịch vụ đáp ứng yêu cầu của hành khách có trên phương tiện: Hiện nay tính thuận tiện bởi các dịch vụ đáp ứng yêu cầu của hành khách có trên phương tiện của các hãng taxi ở Việt Nam nói chung và ở khu vực sân bay nói riêng là chưa được cao. Hầu hết các hãng taxi chưa có các dịch vụ đáp ứng yêu cầu của hành khách như báo chí, tạp chí, nước uống... Đây cũng là nhược điểm mà các hãng taxi cần khắc phục để nâng cao chất lượng dịch vụ.

2.2.1.4. Thời gian hoạt động của xe trên đường

Thời gian hoạt động của xe trên đường thể hiện sự nhanh chóng về thời gian đi lại của hành khách. Chỉ tiêu này rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chỉ tiêu về thời gian hoạt động được tính như sau:

T = tLB + tCĐ Trong đó:

tLB: Thời gian lăn bánh trên hành trình. Thời gian này phụ thuộc vào sự hiểu biết thông thạo đường đi hay chất lượng của xe

tCĐ: Thời gian chờ đợi của xe, bao gồm hai loại

+ Thời gian chờ đợi được trả tiền (theo nhu cầu của khách tcđ) + Thời gian chờ đợi không được trả tiền

Để xác định chỉ số T ta xác định thông qua các số liệu sau: - Quãng đường trung bình HN - NB: 35 km

- Vận tốc trung bình phương tiện là: 50 km/h

- Thời gian chờ đợi của khách hàng tại nhà ga T1: khoảng 3 phút T = 35/50*60 + 3 = 45 phút

Thời gian lăn bánh trên đường (tLB) trên cùng một quãng đường của các xe taxi Nội bài là ngắn hơn so với các xe taxi trong khu vực nội thành vì cung đường từ Nội Bài về Hà Nội là đường cao tốc nên vận tốc lăn bánh cao, lái xe thành thạo đường đi.

Thời gian chờ đợi của xe tại đầu Nội Bài là không đáng kể vì xe taxi của các hãng luôn chờ tại cửa nhà ga T1 để đón khách.

2.2.1.5. Các yếu tố định tính

Chất lượng lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi được đánh giá của nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó có các chỉ tiêu khó lượng hóa và khó định lượng. Việc đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu này chủ yếu do đánh giá theo quan điểm chủ quan của khách hàng.

Các yếu tố khó định lượng như: thái độ phục vụ của lái xe, sự trung thực của lái xe… Nhìn chung thái độ phục vụ của lái xe được đánh giá là nhiệt tình chu đáo, nhân viên lái xe giúp hành khách mở cửa xe, xếp hành lý… Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua số lượt khiếu nại của khách hàng hàng năm và trên thực tế số lượng này rất ít khi xảy ra.

2.2.1.6. Chỉ tiêu tổng hợp

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các chỉ tiêu trên. Thể hiện thông qua số lần được khen và bị chê của khách hàng cũng như phản ứng của khách hàng so với tổng số chuyến được thực hiện trong kỳ.

Năm 2012 số lượng đơn thư phản ánh của khách hàng đối với các hãng như sau:

1/ Taxi Nội Bài 54 2/ Taxi Mai Linh 32 3/ Taxi Airport 40 4/ Taxi Group 38 5/ Taxi Đại Nam 42 6/ Taxi Việt Thanh 46 7/ Taxi Venus 34

(Nguồn: Thống kê của các doanh nghiệp)

Năm 2012 số lượng khách mà các doanh nghiệp vận chuyển là 11.5 triệu khách, số chuyến xe vận chuyển là 4.26 triệu chuyến.

Qua kết quả trên ta thấy số lượng phản ánh của khách hàng là rất thấp so với số lượng chuyến đi mà các doanh nghiệp thực hiện. Điều này chứng tỏ khách hàng khá hài lòng với chất lượng dịch vụ mà họ đã bỏ tiền ra để mua. Để có thể đánh giá khách quan nhất, trong quá trình làm đề tài này tác giả đã phỏng vấn 500 hành khách trên địa sân bay Nội Bài và kết quả thu được có 496 người đã sử dụng dịch vụ taxi tại Nội Bài, 04 người chưa sử dụng dịch vụ taxi nên tác giả không phỏng vấn tiếp về chất lượng dịch vụ.

Dựa vào kết quả phỏng vấn ta thấy số lần phản ánh khen chất lượng dịch vụ chiếm tỷ trọng nhiều hơn số lần chê. Điều đó chứng tỏ hành khách khá hài lòng với dịch vụ mà các hãng đang cung cấp. Tuy nhiên, các hãng taxi kinh doanh tại khu vực Cảng hàng không Nội Bài vẫn phải tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hành.

2.2.2. Từ góc độ mức độ ảnh hưởng đến môi trường

2.2.2.1. Tiếng ồn

Để đánh giá tiếng ồn do taxi, ta cần so sánh mức độ tiếng ồn do dịch vụ này gây ra chiếm bao nhiêu phần trăm so với các dịch vụ vận tải khác:

Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến chất lượng phương tiện, cũng như văn hoá của các nhân viên lái xe. Nếu như xe tốt thì mức độ gây ra tiếng ồn cũng thấp hơn xe đã quá xũ nát. Mặt khác nó đánh giá văn hoá của nhân viên lái xe như: bấm còi inh ỏi đòi vượt trước, hay đi vào các khu dân.

Chỉ tiêu tiếng ồn cũng là tiêu chuẩn để người dân có đồng tình với nó hay không, khi đó sẽ dẫn tới quyết định có tiêu dùng nó hay không.

Chỉ tiêu này còn là sự cạnh tranh giữa các hãng taxi. Mức độ tiếng ồn do phương tiện của các hãng thải ra đánh giá mức độ quan tâm, tôn trọng đến sức khỏe của con người, môi trường. Trong khi đó trên thế giới đang kêu gọi người tiêu dùng hạn chế dùng những sản phẩm có hại cho sức khoẻ.

2.2.2.2. Khí thải

Khí thải của taxi được xác định bằng tỷ lệ khí thải của taxi với các phương tiện vận tải khác trong đó:

- khí thải do dịch vụ vận tải taxi hành khách thải ra

- Tổng thể tích khí thải do các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách bao gồm: xe buýt, taxi, xe máy (xe ôm), phương tiện cá nhân.

2.2.2.3. Ảnh hưởng tới ùn tắc giao thông

Để có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của taxi đến ùn tắc giao thông có thể xem taxi chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong tổng số các phương tiện tham gia giao thông.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG TAXI TẠI KHU VỰC CẢNG HÀNG KHÔNG

QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀTRUNG TÂM VẬN TẢI TAXI HÀNG KHÔNG - NASCO

3.1. Tổng quan về Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dịch vụ vận tải hành khách bằng Taxi tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hành khách bằng Taxi tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

3.1.1. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

3.1.1.1. Vị trí

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có có vị trí kinh tế, chính trị, địa lý đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương của thủ đô Hà Nội với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng chân lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó khí hậu của khu vực miền Bắc khá ôn hoà, với nhiều danh lam thắng cảnh đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Đây vừa là tiềm năng cần đầu tư khai thác, vừa là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các cảng hàng không trong khu vực nhằm từng bước biến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thành một thương cảng, một trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm trong địa giới hành chính thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30km (khoảng 50 phút đi ô tô) về phía Bắc đi theo đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài. Ngoài ra còn có thể đi theo quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với quốc lộ 2 để vào sân bay.

3.1.1.2. Quá trình phát triển

Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.

Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh.

Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 10 năm 2001. T1’ đưa vào khai thác tháng 12/2013.

3.1.1.3. Cơ sở hạ tầng

- Đường cất hạ cánh (CHC):

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có 02 đường CHC song song là 11L/29R và 11R/29L; tim cách nhau 250m, không sử dụng cho việc cất hạ cánh cùng một thời điểm.

+ Đường cất hạ cánh 11L/29R: + Đường cất hạ cánh 11R/29L:

- Đường lăn: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có hai hệ thống đường lăn nằm ở hai bên sườn của đường cất hạ cánh 11L/29R (phía Bắc) và 11R/29L (phía Nam).

Hệ thống đường lăn phía Bắc đường CHC 11L/29R (dùng cho Quân sự): Gồm 01 đường lăn chính và các đường lăn nhánh.

Hệ thống đường lăn phía Nam đường CHC 11L/29R (dùng cho HKDD) chạy song song với đường CHC 11R/29L gọi là đường lăn S1, có kích thước 3900m x 23m với kết cấu BTXM mác 350/45, h = 34cm, móng cát gia cố xi măng 8%, h = 20cm và sức chịu tải PCN = 54/R/C/W/U. Lề đường lăn mỗi bên rộng 10,5m bằng bê tông nhựa, h = 20cm.

- Sân đỗ tàu bay gồm:

+ Khu vực sân đỗ cách ly + Sân đỗ phía Tây nhà ga T1 + Sân đỗ phía Đông nhà ga T1 + Sân đỗ A3

+ Sân đỗ Ga hàng hóa + Sân đỗ trước Hangar: - Nhà ga hành khách T1

Nhà ga hành khách T1 là nơi diễn ra các hoạt động cung ứng các dịch vụ phục vụ hành khách đi, đến và các hoạt động thương mại tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, với lưu lượng theo thiết kế khoảng 6 triệu hành khách/năm.

Nhà ga hành khách T1 hoàn thành vào tháng 10 năm 2001. Nhà ga có 4 tầng và một tầng hầm với tổng diện tích mặt bằng 90.000m2. Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ khai thác hàng không và phi hàng không.

3.1.1.4. Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Nội bài đến năm 2020

Hiện nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang nâng cấp hệ thống đường lăn, mở rộng sân đỗ, nhà ga T1, nhà ga hàng hóa và dự kiến cuối năm 2014 đưa vào khai thác sử dụng nhà ga hành khách T2 công suất 15 triệu hành khách / năm. Trong thời gian tiếp theo thực hiện nâng cấp đường cất hạ cánh 11L/29R sử dụng công nghệ vật liệu mới polyme để nâng cao sức chịu tải, đồng thời đầu tư mới hệ thống đèn hiệu, thiết bị hướng dẫn hạ cánh chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không nội bài (Trang 32 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)