Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 40 - 41)

Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP của tỉnh tăng bình quân 11,1%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước và một số tỉnh trong vùng. Tổng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,1%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,3%/năm và các ngànhh dịch vụ tăng 7,3%/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giống mới và nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh giỏi trên vùng đất trũng, kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi… đang tạo cho kinh tế nông nghiệp sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: ngànhh công nghiệp và xây dựng tăng từ 18,6% năm 1996 lên 34,6% năm 2003, dịch vụ tăng từ

31,6% năm 1996 lên 31,8 năm 2003, nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm từ

50% năm 1996 xuống cịn 33% năm 2003. Q trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông - ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác… Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước

trong cơ cấu tổng sản phẩm tăng từ 18% năm 1996 lên 31% năm 2003. Hà

Nam đã quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 800 ha tại các

vị trí thuận lợi về giao thông, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng

đồng bộ ở ba khu cơng nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)