Nghị quyết 10/NQ-TU của Bộ Chính trị ban hành ngày 05/04/1988 về "cơ chế khoán hộ" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 10 NQ-TU) đã giải phóng mọi năng lực sản xuất cho người nông dân và tạo ra những động lực mới cho sản xuất nông nghiệp của nước ta. Hạt nhân của cơ chế khoán hộ là xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp và thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Để phát huy những thành tựu mà Nghị quyết 10/NQ-TU mang lại và góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 14/7/1993, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai năm 1987 (sau đây gọi là Luật Đất đai năm 1993) và có hiệu lực kể từ ngày 15/10/1993. Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã chính thức ghi nhận việc Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Điều 1); hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật (khoản 2 Điều 2); đồng thời có quy định cho phép hộ gia đình, cá nhân có quyền thừa kế quyền sử dụng đất (Điều 76). Cụ thể hóa những quy định này của Luật Đất đai năm 1993, Nhà nước đã lần lượt ban hành các nghị định: Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 về việc giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 về thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999). Nghị định số
17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 đã có các quy định cụ thể về điều kiện, nội dung và trình tự, thủ tục về thừa kế quyền sử dụng đất. Tiếp đó, các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất được tiếp tục khẳng định tại Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001. Bộ luật Dân sự
năm 1995 ra đời có hiệu lực kể từ ngày 01/06/1996 đã dành hẳn Phần thứ V - Quy định về chuyển quyền sử dụng đất; trong đó có các quy định đề cập đến vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất.
Trong giai đoạn đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Luật Đất đai năm 1993 đã bộc lộ rõ những nhược điểm, tồn tại khơng đáp ứng được địi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước. Chính vì vậy, ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 đã thơng qua Luật Đất đai mới (Luật Đất đai năm 2003) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2003. Đạo luật này thay thế Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001. Luật Đất đai năm 2003 ra đời tiếp tục ghi nhận quyền thừa kế quyền sử dụng đất song có các quy định cụ thể về thừa kế quyền sử dụng đất gắn với hình thức sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; "pháp điển hóa" trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất (Điều 129). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã có các quy định xác định thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói chung và quyền thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng (Điều 98); quy định thực hiện thủ tục hành chính trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất (Điều 117); quy định về trình tự, thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất (Điều 151). Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng đã có các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất tại Chương XXXIII (từ Điều 733 - Điều 735); trong đó ghi nhận việc để thừa kế quyền
sử dụng đất phải tuân theo các quy định chung về thừa kế tài sản do Bộ luật này và pháp luật đất đai quy định;
Tóm lại, chế định về thừa kế quyền sử dụng đất là một chế định quan
trọng của pháp luật đất đai góp phần đảm bảo sự ổn định lâu dài, tính liên tục trong sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Để tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng, thuận tiện, Nhà nước ta đã ban hành các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất mà trước tiên phải kể đến sự ra đời của các đạo luật: Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001; Bộ luật Dân sự năm 1995; Luật Đất đai năm 2003; Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc ra đời các văn bản pháp luật này đã góp phần xác lập khung pháp lý để hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền của người sử dụng đất nói chung và quyền thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.
Chương 2