Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 38 - 40)

Hà Nam nằm ở vị trí trên 200 độ vĩ bắc và giữa 1050

- 1100 độ kinh đơng, phía Tây nam đồng bằng châu thổ Sơng Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội 50 km, là cửa ngõ phía nam của Thủ đơ; phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), phía

Đơng giáp tỉnh Hưng n và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định

và tỉnh Ninh Bình, phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam có 6

đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố; bao gồm: thành phố Phủ Lý, các

huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục. Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và

đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường

giao thông quan trọng khác như: Quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn

400 km đường bộ, bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao

thông liên huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tơng hóa; hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thơng nơng thôn tạo thành một mạng lưới giao thơng khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận

chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể

đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thơng đường

thủy, đường bộ, đường sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên là 851 km2, nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng núi của tỉnh Hịa Bình và vùng Tây Bắc của đất nước. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía Đơng của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các con sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sơng đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: Mía, dâu, lạc… Ngồi ra, đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi.

Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Với tiềm năng khống sản trong tương lai Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm cơng nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Nam cũng gây ra một số khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cụ thể: (i) Địa hình bằng phẳng nên có nhiều vùng đất trũng chỉ thích hợp cho phát triển nơng nghiệp nên khi quy hoạch các khu công nghiệp cần phải đầu tư mặt bằng cho thuận lợi để xây dựng các nhà máy; (i) Diện tích tự nhiên của

Hà Nam nhỏ so với các tỉnh khác nên cơ sở hạ tầng chưa phát triển, gây khó khăn trong q trình quy hoạch các khu đơ thị và các khu sản xuất; (iii) Hệ thống đường giao thông chưa phát triển đồng bộ…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)