Tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
Thứ nhất, về ý nghĩa của việc nhận thức và áp dụng các quy định của
pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất.
Xuất phát từ nhận thức việc áp dụng đúng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất sẽ góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân đối với tài sản; các cấp ủy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến xã của tỉnh Hà Nam đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cơ quan nội chính nói chung và ngành Tịa án nhân dân tỉnh Hà Nam nói riêng thực thi đúng pháp luật đất đai; bảo đảm các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, khách quan và cơng bằng. Tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp hàng năm đều có nội dung chuyên đề về giám sát việc thực thi pháp luật đất đai; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến đất đai. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về thi hành pháp luật đất đai (trong đó có việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các khiếu kiện về thừa kế quyền sử dụng đất).
Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc tăng
cường công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai (trong đó có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất) nói riêng; cụ thể:
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đo đạc, lập hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính … làm cơ sở cho
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quá trình xét duyệt, thẩm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường, cán bộ địa chính cấp xã đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, diện tích,mục đích sử dụng đất; đồng thời giải đáp các thắc mắc, tư vấn cho người dân nắm được các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất;
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chính quyền các cấp huyện, xã điều chỉnh bổ sung lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập báo cáo thuyết minh và điều chỉnh quy hoạch cấp xã, huyện, chỉnh lý biến động đất đai và hồn thiện hồ sơ địa chính. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tài ngun và Mơi trường tính đến nay đã có 2/6 huyện và 9/16 xã, phường, thị trấn điều chỉnh xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng được sử dụng để xem xét, giải quyết các khiếu kiện về đất đai nói chung và các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng.
Thứ ba, về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý
để người dân thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất.
Với sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và bình ổn tình hình sử
dụng đất; cụ thể: Thực hiện Kế hoạch số 566/KH-UB của Ủy ban nhân dân
tỉnh về xử lý các trường hợp sử dụng đất chưa hợp pháp, trong năm 2007, các địa phương đã duyệt phương án bổ sung 6.313 hộ, nâng tổng số hộ đã xử lý theo kế hoạch duyệt phương án và in 234.258/238.552 giấy chứng nhận, đạt 98%. Các địa phương đã cấp 20.919 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm thực hiện. Thông qua công tác này, phần lớn người dân trên địa bàn tỉnh đã hiểu và nắm được những nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất v.v...; cụ thể:
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tổ chức tuyên truyền pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức phong phú: thơng qua hội nghị tập huấn, tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện; lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật đất đai với hoạt động của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, câu lạc bộ văn học - nghệ thuật; tuyên truyền bằng pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh cổ động…;
- Sở Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ tư pháp định kỳ hàng năm
cho đội ngũ cán bộ cơ sở; phối hợp các ban, ngành phổ biến nội dung của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 đến đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thực hiện thường xuyên hoạt động tư vấn trợ giúp pháp lý; xây dựng 10 Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã, phường, thị trấn.
Trong đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật dân sự, đất đai, hơn nhân gia đình… tồn tỉnh đã tổ chức khoảng gần 200 hội nghị tập huấn tại 112 xã, phường, thị trấn, các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp với số lượng gần 2.000 người tham dự. Những hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng cho cán bộ và người dân.
Thứ năm, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai; các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật; cụ thể:
- Các tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng được ngành Tịa án của tỉnh Hà Nam giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật. Theo số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam, hàng năm các vụ việc tranh chấp dân sự được giải quyết chiếm tỷ lệ cao (khoảng hơn 95%); khơng để xảy ra tình trạng các bản án bị hủy, bị cải sửa;
- Các khiếu nại về thừa kế quyền sử dụng đất được các cấp, các ngành xem xét, giải quyết tương đối kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân. Số lượng các vụ việc khiếu nại vượt cấp chiếm tỷ lệ không đáng kể. Qua thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên và giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp cho thấy việc xử lý, giải quyết các khiếu kiện về thừa kế quyền sử dụng đất của các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Nam được thực hiện đúng pháp luật với trình tự, thủ tục chặt chẽ; ít để xảy ra những sai sót, sai pháp luật. Các kết luận giải quyết của thanh tra nhà nước các cấp về khiếu kiện về thừa kế quyền sử dụng đất về cơ bản được nhân dân đồng tình.
2.4.2. Những điểm hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác thực thi pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại được biểu hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân nhằm xác lập cơ sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền do pháp luật đất đai quy định thực hiện rất chậm. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam: Tính đến nay, các địa phương trong tỉnh mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ
gia đình, cá nhân đạt 86%. Chính việc chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho người dân đã gây trở ngại trong việc áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất; cụ thể:
- Do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người dân khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung và quyền thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng do pháp luật quy định. Vì vậy, trên thực tế có một số trường hợp người sử dụng đất khi chết để thừa kế quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay không theo đúng quy định của pháp luật; nên khi phát sinh tranh chấp về quyền thừa kế, việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp;
- Do một số trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền thiếu chặt chẽ và hiệu quả; đặc biệt khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng đã đặt các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào tình trạng "tiến thối lưỡng nan" rất khó giải quyết.
Thứ hai, khoản 3 Điều 48 Luật Đất đai năm 2003 quy định: "Trường
hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng". Tuy nhiên, các quy định trước đây về vấn đề này không bắt buộc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng phải ghi tên cả hai vợ chồng. Thực tế ở tỉnh Hà Nam, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này ghi tên chủ hộ gia đình (thơng thường nam giới là chủ hộ). Chính vì vậy, người chồng có vai trò quyết định trong việc để thừa kế quyền sử dụng đất; còn người vợ dường như khơng có tiếng nói đối với việc thừa kế tài sản chung của vợ chồng. Trong một số trường hợp khi người chồng chết, gia đình bên chồng địi
quyền thừa kế quyền sử dụng đất và khơng cho người vợ thừa kế. Do khơng
có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người vợ thường ở vị trí yếu thế hoặc đuối lý trong cuộc chiến pháp lý về chia thừa kế quyền sử dụng đất với gia đình nhà chồng.
Hơn nữa, theo điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai: "Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng là cá nhân trong nước". Thực tế áp dụng quy định này cho thấy dường như quyền thừa kế quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc trường hợp được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam không được đảm bảo; bởi lẽ, việc không được ghi tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các đối tượng này sẽ khơng có "tiếng nói" trong việc để thừa kế quyền sử dụng đất hoặc họ sẽ rất khó được thừa kế quyền sử dụng đất khi một bên vợ hoặc chồng là cá nhân trong nước chết.
Thứ ba, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về
thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng của người dân cịn thấp cũng gây khó khăn cho việc thực thi các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất. Điều này thể hiện:
- Khi sử dụng đất hoặc khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người dân không làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay khơng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất; nên không đủ cơ sở pháp lý để Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ. Do vậy, người sử dụng đất không đủ điều kiện để thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất;
- Trong nhiều trường hợp, do nhận thức giản đơn người dân (đặc biệt ở khu vực nông thôn) thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất không theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Di chúc được lập bằng hình thức "giấy tờ viết tay" khơng có người làm chứng, khơng có chứng thực hoặc xác nhận của cơng chứng nhà nước hay Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi tranh chấp
về thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh rất khó giải quyết; đặc biệt trong trường hợp nội dung di chúc có sự tẩy xóa hoặc các đương sự xuất trình nhiều bản di chúc được lập tại cùng một thời điểm.
Thứ tư, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật
đất đai nói chung và các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng cịn chưa đồng đều; cá biệt có một số cán bộ năng lực, trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp. Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất; cụ thể:
- Đối với cán bộ địa chính cấp xã, do trình độ hiểu biết pháp luật đất đai và năng lực chuyên mơn cịn nhiều hạn chế nên khi người dân có nhu cầu thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất. Họ không thể hướng dẫn, giải thích cho người dân hiểu về các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc áp dụng khơng đúng quy định về trình tự, thủ tục khi giải quyết việc thừa kế quyền sử dụng đất cho người dân;
- Hiện một bộ phận cán bộ cơng tác tại Tịa án nhân dân do sự hiểu biết pháp luật về đất đai và trình độ chun mơn còn hạn chế nên việc áp dụng các quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất cịn có sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử.
Thứ năm, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói
chung và pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng tuy có nhiều cố gắng và đạt được một số thành tích nhất định; nhưng vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như việc tiến hành chưa thường xuyên, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền còn thấp; phương thức tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn
v.v. Hậu quả là một bộ phận nhân dân (đặc biệt ở khu vực nơng thơn, vùng
có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn) chưa nhận thức được việc tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất.
Họ hành xử mang nặng cảm tính, bản năng; thậm chí vi phạm pháp luật khi