Các quy định của Luật đất đai năm 2003 về thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 41 - 43)

2.2.1. Các quy định của Luật đất đai năm 2003 về thừa kế quyền sử dụng đất sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã kế thừa các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 1993. Tuy nhiên so sánh với các

quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 1993 cho thấy

các quy định hiện hành về vấn đề này có những sửa đổi, bổ sung hợp lý, khoa học và phù hợp với thực tiễn hơn; cụ thể:

Thứ nhất, như đã đề cập ở phân trên, quy định về thừa kế quyền sử

dụng đất phụ thuộc vào hình thức sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Điều này có nghĩa là khơng phải bất kỳ hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng đất cũng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo một trong các hình thức sau đây mới được để thừa kế quyền sử dụng đất:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê;

- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/07/2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền cịn lại ít nhất là 5 năm;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khơng thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về thừa kế quyền sử dụng đối với

đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình trong trường hợp trong hộ có thành viên chết theo hướng tơn trọng quyền để thừa kế đối với phần đất của người

sử dụng đất khi chết và đảm bảo sự tương thích với các quy định về thừa kế của pháp luật dân sự (Bảng 2.1 dưới đây sẽ minh họa cho nhận định này).

Bảng 2.1: Bảng so sánh về thừa kế quyền sử dụng đất

giữa Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003

Luật Đất đai năm 1993 Luật Đất đai năm 2003

1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, sau khi chết thì quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế; 2. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nơng nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình khơng cịn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất; 3. Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nơng nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế (Điều 76)

…5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật;

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;

Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó (khoản 5 Điều 113).

Thứ ba, bổ sung quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước

ngoài (sau đây gọi tắt là Việt kiều) được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)