Sửa đổi, bổ sung quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đƣợc cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 70 - 72)

đất chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đƣợc cấp đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong trƣờng hợp ngƣời nƣớc ngồi kết hơn với cơng dân Việt Nam

Điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày

29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai quy định: "Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai thì chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chồng là cá nhân trong nước". Chúng tôi cho rằng cần xem xét lại quy định này; bởi lẽ, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng có nghĩa là vợ chồng đều bỏ công sức, tiền của để nhận chuyển nhượng hoặc được thừa kế, được tặng cho chung quyền sử

dụng đất. Như vậy theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000,

vợ chồng đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng, quyết định đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất. Nay khơng thể vì lý do một bên vợ hoặc chồng là người nước ngồi mà khơng cho họ được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hậu quả là pháp luật đã tước bỏ quyền tài sản của họ đối với đất đai. Quy định này dường như chưa thật hợp lý và chưa phù hợp với quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế. Nhà nước cần xem xét, sửa đổi nội dung của điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai theo hướng ghi tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp người nước ngồi kết hơn với cơng dân Việt Nam.

3.2.3. Bổ sung quy định cho phép ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất; ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đƣợc để thừa kế quyền sử dụng đất

Tại Mục 4 Chương 4 - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ

Điều 118 - Điều 121) Luật Đất đai năm 2003 mới chỉ cho phép người Việt

Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam được để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê chưa được pháp luật cho phép được để thừa kế quyền sử dụng đất. Theo chúng tôi nên chăng Nhà nước cần xem xét bổ sung quy định cho các đối tượng này được để thừa kế quyền sử dụng đất; bởi lẽ:

Một là, để thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại

thế giới, nước ta phải mở cửa thị trường (trong đó có thị trường bất động sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh. Một khi đã cho phép người nước ngoài tham gia kinh doanh trên thị trường bất

động sản thì phải cho phép họ được để thừa kế quyền sử dụng đất nhằm bảo

hộ quyền tài sản của họ. Có như vậy mới mong khuyến khích người nước ngồi đầu tư phát triển vào lĩnh vực này và góp phần phá vỡ tình trạng "đóng băng" thị trường bất động sản hiện nay.

Hai là, để bảo đảm sự công bằng về quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất (khơng phân biệt đó là cá nhân sử dụng đất trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất) thì cần xem xét cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất được hưởng quyền thừa kế quyền sử dụng đất. Có như vậy

mới nâng cao tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh ở nước ta.

Ba là, xét về khía cạnh kinh tế, khi người Việt Nam định cư ở nước

ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là người nước ngoài) được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có nghĩa là các chủ thể sử dụng đất này đã bỏ tiền ra mua quyền sử dụng đất để sử dụng trong một thời gian nhất định. Vậy trong thời gian sử dụng đất đó thì quyền sử dụng đất thuộc về người

nước ngồi và họ phải có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất khi chết. Có

như vậy thì quyền về tài sản đối với đất đai của họ mới được bảo đảm và người nước ngoài mới yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)