Văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng Chiến lược kinh doanh cho công ty cà phê Starbucks Việt Nam tại HCM (Trang 28 - 30)

Tạo Ra Môi Trường Làm Việc Gần Gũi

Môi trường làm việc tại Starbuck rất thân thiện, gần gũi để nhân viên có cơ hội giao tiếp và mối quan hệ rộng rãi. Có thể thấy rằng mỗi nhân viên Starbuck đều có tên riêng, thay vì gọi nhau bằng “đồng nghiệp” hay cấp bậc. Họ đề cao sự gắn kết và mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, nhân viên và khách hàng…

Không chỉ vậy, Starbuck tạo động lực cho nhân viên cố

gắng và phát triển bằng cách tạo ra sự thăng tiến trong cơng việc.

Một nhân viên có thể trở thành trưởng ca, supervisor, head bar… tùy

theo kinh nghiệm và thời gian làm việc. Do đó, nhân viên Starbuck sẽ tự tin thể hiện khả năng của mình và có tinh thần sẵn sàng học hỏi những kiến thức mới.

Một trong những phương châm của Starbuck là trở thành một bên thứ ba gắn kết giữa khơng khí ở nhà và nơi làm việc chung với nhau. Vì vậy, nhân viên sẽ có cảm giác nơi làm việc cũng như một gia đình nhỏ và khách hàng đến Starbuck cũng vậy.

Những Nguyên Tắc Đến Từ Trái Tim

Bên cạnh những kỷ luật nghiêm khắc, Starbuck đã truyền cảm hứng cho nhân viên bằng việc đưa ra những nguyên tắc “bất di bất dịch” làm nên điểm đặc biệt của Starbuck và sự thành công của thương hiệu này.

· Nguyên tắc thứ nhất là “Biến trải nghiệm của khách hàng thành của bạn”. Có nghĩa là ln tùy chỉnh trải nghiệm của khách hàng thông qua kinh nghiệm của nhân viên, linh hoạt theo từng tình huống khác nhau.

· “Mọi thứ đều quan trọng” muốn nhắc đến tinh thần làm việc tập trung trong mọi khía cạnh. Nhờ có sự tập trung và suy nghĩ về mọi thứ đều quan trọng thì nhân viên làm việc tại Starbuck sẽ quan sát dõi theo trải nghiệm khách hàng, có thể sẵn sàng giúp đỡ họ và hiểu được khách hàng của mình.

· Để tạo được ấn tượng khó phai trong lịng khách hàng mới lẫn khách hàng cũ đó là nguyên tắc “niềm vui của sự bất ngờ”. Những bất ngờ nho nhỏ, cảm xúc chân thành sẽ tạo nên kỷ niệm hoặc dấu ấn khi khách hàng đến với Starbuck.

· Đặc biệt là “ln ln kiên trì” là ngun tắc giúp cho nhân viên tránh khỏi những sai lầm và có thể rút ra những bài học từ sai lầm đó. Chính vì điều này mà Starbuck ngày càng lớn mạnh.

Nhân Viên Cũng Là “Thượng Đế”

Với triết lý lãnh đạo của CEO Starbuck về nhân sự khơng phải là một món hàng, đã mang đến mơi trường làm việc lý tưởng cho những bạn trẻ hiện nay. Starbuck thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng pha chế, hoặc những khóa học có thể quy đổi thành tín chỉ ở trường Đại học tại Mỹ. Starbuck tin rằng nhân viên khi

được chăm sóc tốt và cảm thấy mãn nguyện thì sẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mỗi cá thể trong tổ chức đều cần được trân trọng những giá trị riêng và nhận được phương tiện tài chính để ni sống bản thân. Các nhân viên tại Starbuck đều có quyền được nêu lên ý kiến, cảm nhận… về dịch vụ hay sản phẩm. Từ đó, Starbuck sẽ có căn cứ để cải thiện sản phẩm, điều chỉnh trải nghiệm khách hàng và mơ hình kinh doanh phù hợp.

Starbuck tập trung thúc đẩy vào những mặt tích cực để làm nó trở nên tốt hơn. Vì vậy, nhân viên cảm thấy mình là thành phần trong tổ chức và họ sẽ hết lòng để thực hiện những mục tiêu mà tổ chức đưa ra, cũng như trong công việc của họ.

Một phần của sự thành công của doanh nghiệp nằm ở Văn hóa doanh nghiệp đặc biệt của Starbuck bởi nó gắn liền với chiến lược kinh doanh của cơng ty. Không chỉ dừng lại ở việc quan tâm đến tinh thần và môi trường làm việc của nhân viên mà cịn khuyến khích xây dựng mối quan hệ thân thiện, gắn kết trong đội nhóm. Hơn nữa, khơng chỉ xem khách hàng là thượng đế mà Starbuck còn xem nhân viên là thượng đế cần chăm sóc.

“Khơng ai ở Starbuck yêu cầu hay bắt buộc ai phải làm điều gì. Câu cửa miệng của họ là “Bạn có thể giúp tơi khơng?” hay câu nói tương tự nhằm tạo sự nhẹ nhàng và khó lịng chối từ” – một nhân viên từng làm việc tại Starbuck chia sẻ. Với môi trường làm việc thoải mái, đề cao sự tôn trọng bản thể đã tạo điều kiện cho nhân viên đạt năng suất làm việc cao hơn. Đối với nhân viên dù làm việc chính thức hay bán thời gian đều được ưu đãi như nhau và Starbuck sẽ dùng cụm từ “ đối tác” thay cho “ đồng nghiệp” với tất cả nhân viên.

Một phần của tài liệu Xây dựng Chiến lược kinh doanh cho công ty cà phê Starbucks Việt Nam tại HCM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w