Nguyễn Quang Lộc (2017) Quy định của Bộ luật hình sự về tội mua bán người Những vướng mắc trong xét xử và kiến nghị / Tham luận Hội thảo về một số nội dung cần hướng dẫn trong dự thảo Nghị quyết của

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 58)

xét xử và kiến nghị / Tham luận Hội thảo về một số nội dung cần hướng dẫn trong dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi và một số tội khác có liên quan, tr. 6.

ít nạn nhân bị khai thác, bóc lột tình dục, bị ảnh hưởng nặng nề về tâm sinh lý, nên họ không muốn nhắc lại những nỗi đau mà mình đã phải trải qua. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp là nạn nhân của tội mua bán người dưới 16 tuổi nhưng bản thân họ cũng có những hành vi vi phạm pháp luật như xuất cảnh trái phép, ở lại nước ngồi trái phép... các em có những lo lắng, khơng dám khai ra hành vi phạm tội của kẻ đã đem bán mình vì sợ bị liên lụy, sợ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật mà mình đã thực hiện.

Nhiều trường hợp bị hại cịn đang ở nước ngồi hoặc có trường hợp bị hại tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố nhưng vì lý do nào đó mà lại vắng mặt trong giai đoạn xét xử. Trong các trường hợp này hiện nay các Tịa án có cách giải quyết khơng thống nhất: có Tịa án xét xử vắng mặt người bị hại theo thủ tục chung sau khi đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, nhưng cũng có Tịa án khơng xét xử nếu vắng mặt bị hại cho rằng việc vắng bị hại ảnh hưởng đến việc xác định sự thật, khách quan, toàn diện của vụ án dẫn tới việc một số vụ án thường bị tạm đình chỉ kéo dài.

Hai là, như đã đề cập trong Chương 2, quy định tại điểm c khoản 1

Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 151 nhà làm luật ghi nhận hành vi "tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này". Trong khi đó điểm a, b khoản 1 Điều 151 mơ tả hai nội dung chính là hành vi "chuyển giao hoặc tiếp nhận

người dưới 16 tuổi" và mục đích "để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác". Việc này sẽ dẫn đến cách hiểu điểm c khoản 1

Điều 151 có thể là: a) chỉ cần thực hiện hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận là thỏa mãn cấu thành tội phạm hoặc b) phải thực hiện được hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận nhằm các mục đích để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật

chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác thì mới thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Nghiên cứu quy định Bộ luật hình sự của các nước trên thế giới ở mục 1.3 Chương 1 cho thấy ở các nước này đều quy định hành vi tuyển mộ, vận

chuyển, chứa chấp đi kèm với các mục đích khác nhau là đủ căn cứ truy cứu

trách nhiệm hình sự. Nghị định thư về bn bán người cũng nêu rõ đối với nạn nhân là trẻ em thì chỉ cần quy định hành vi (tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, tiếp nhận trẻ em) và mục đích bóc lột (bóc lột mại dâm, bóc lột tình dục, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hay các hình thức nơ lệ khác, khổ sai, lấy cơ quan nội tạng) là các dấu hiệu định tội. Như vậy vơ hình chung nhà làm luật Việt Nam đã "phức tạp hóa" quy định ở điểm c khoản 1 Điều 151 một cách không cần thiết.

Ba là, về đối tượng tác động. Như đã phân tích, đối tượng tác động

của tội phạm này là người dưới 16 tuổi. Việc xác định đối tượng tác động như vậy cho thấy Bộ luật hình sự năm 2015 ưu tiên bảo vệ đặc biệt đối với nhóm người dưới 16 tuổi (còn được gọi là trẻ em theo Luật trẻ em năm 2016). Tuy nhiên, nghiên cứu quy định Bộ luật hình sự các nước trên thế giới cũng như Nghị định thư về bn bán người thì những người dưới 18 tuổi là những người được ưu tiên bảo vệ trong lĩnh vực phịng chống bn bán người và Bộ luật hình sự của các nước cũng đặt ra mức hình phạt nặng hơn so với những trường hợp bn bán người. Nói cách khác nếu những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ở Việt Nam là đối tượng tác động của tội mua bán người và sẽ không được hưởng sự bảo vệ đặc biệt từ quy định Bộ luật hình sự, trong khi xét về mặt tâm sinh lý cũng như nhận thức của những người ở độ tuổi này là chưa hồn tồn phát triển đầy đủ. Trong khi đó việc Bộ luật hình sự bỏ từ trẻ em trong tên điều luật và quy định độ tuổi cụ thể thì khái niệm trẻ em khơng còn bị ràng buộc theo quy định của Luật trẻ em nữa. Do vậy sẽ là thiếu sót nếu như khơng có cơ chế bảo đảm quyền, lợi ích tối đa của nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Bốn là, về mục đích của tội phạm. Mục đích phạm tội mua bán người

dưới 16 tuổi theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015, ngồi những nội dung được quy định cụ thể như để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thì cịn có những nội dung chưa cụ thể như trường hợp luật quy định loại trừ "mục đích nhân đạo" ở điểm a khoản 1 Điều 151 hay quy định "vì mục đích vơ nhân đạo khác" ở điểm b khoản 1 Điều 151. Với quy định mở này sẽ giúp nhà làm luật bao quát các mục đích phạm tội có thể có khi thực hiện tội phạm ngồi thực tiễn, tuy nhiên nó cũng sẽ làm phát sinh sự lúng túng, khơng thống nhất khi các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự.

Năm là, đối với tình tiết định khung tăng nặng hình phạt tại điểm d

khoản 3 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 "đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" cũng có một số điểm vướng mắc cần tháo gỡ khi áp dụng ngồi thực tiễn vì có sự khơng thống nhất trong áp dụng khi mà bộ phận cơ thể của nạn nhân bị lấy là bộ phận khơng thể thiếu để duy trì sự sống của con người chẳng hạn như quả tim. Trong trường hợp này có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần truy cứu về tội mua bán người dưới 16 tuổi với hai tình tiết tăng nặng là "đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" và "làm nạn nhân chết" theo điểm d, đ khoản 3 Điều 151 Bộ luật hình sự bởi khi thực hiện hành vi với mục đích lấy quả tim đó chính là dấu hiệu xun suốt nên khi xử lý về tội mua bán người dưới 16 tuổi với hai tình tiết tăng nặng đã phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi. Quan điểm thứ hai cho rằng cần truy cứu về cả hai tội giết người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Đối với tội giết người khơng áp dụng tình tiết "để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" còn đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi thì áp dụng tình tiết "đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân". Quan điểm thứ ba ngược lại với quan điểm thứ hai59. Chúng tôi cho rằng nếu có sự chuyển giao nạn nhân, sau đó nạn nhân bị lấy bộ phận khơng thể thiếu để duy trì sự sống của con người chẳng hạn như quả tim mà

59. Xem thêm: Phạm Minh Tuyên (2018), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạmmua bán người, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 03/2018, tr. 47-48. mua bán người, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 03/2018, tr. 47-48.

dẫn đến chết người thì việc truy cứu về tội giết người theo điểm h khoản 1 Điều 123 theo tình tiết "để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" là hợp lý. Do quả tim gắn liền với sự sống của cơ thể con người cho nên tình tiết này đã bị thu hút vào tội giết người, do đó khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi thì khơng cần áp dụng tình tiết tăng nặng "đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" nữa.

Sáu là, điểm h khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định

hậu quả của hành vi mua bán người là "gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân" là một tình tiết định khung tăng nặng hình phạt mới. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 2015 khơng hề giải thích hay định nghĩa "gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân" được hiểu như thế nào khiến việc vận dụng trong thực tiễn là khó khăn và thiếu thống nhất.

Bảy là, điểm c khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều 151 Bộ luật hình sự

năm 2015 quy định hành vi mua bán "đối với từ 02 người đến 05 người" và "đối với 6 người trở lên" đây là tình tiết tăng nặng định khung được sửa đổi từ tình tiết " đối với nhiều trẻ em" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Tuy nhiên, cũng giống như Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự năm 2015 khơng giải thích đây là trường hợp người phạm tội, trong cùng một lần hay các lần khác nhau thực hiện hành vi mua bán đối với từ 02 người đến 05 người dưới 16 tuổi hoặc đối với 06 người dưới 16 tuổi trở lên. Việc này sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng tình tiết này trong thực tiễn không thống nhất, thể hiện qua hai vụ án mà Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử như sau: trong vụ án thứ nhất bị cáo thực hiện hành vi chuyển giao 03 trẻ em (người dưới 16 tuổi) trong 03 lần phạm tội khác nhau - bị cáo không bị áp dụng tình tiết " đối với nhiều trẻ em" theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 200960; trong vụ án thứ hai bị cáo thực hiện hành vi chuyển giao 02 trẻ em (người dưới 16 tuổi) trong cùng một lần phạm tội - bị cáo bị áp dụng tình

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w