Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Na m Phần chung, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.152.

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 35 - 37)

Về dấu hiệu lỗi, lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội phạm này các tài liệu giáo trình hay một số cơng trình nghiên cứu khoa học đều cho rằng lỗi của người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý38 có nghĩa là người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Cũng có giáo trình, tài liệu và các cơng trình nghiên cứu cho rằng lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý trực tiếp39.

Nghiên cứu quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 chúng tơi cho rằng lỗi trong tội mua bán người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý trực tiếp bởi người phạm tội nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn thực hiện hành vi để đạt được những mục đích nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng người phạm tội mua bán trẻ em biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật xong vì mục đích khác nhau mà bất chấp pháp luật của Nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội, ví dụ trong bản án xét xử đối với hai bị cáo Vàng A Lao và Sùng A Mềnh về tội mua bán trẻ em, Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã nhận định "hai bị cáo biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật xong vì mục đích tư lợi, hai bị cáo đã bất chấp pháp luật của Nhà nước mà thực hiện hành vi phạm tội: "Mua bán trẻ em" để đưa ra nước ngoài bán lấy tiền. Điều này cho thấy cần có mức hình phạt thỏa đáng để cải tạo giáo dục bị cáo và phịng ngừa chung cho tồn xã hội"40.

38. Xem Trường đại học luật TP.HCM (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb HồngĐức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.126; Phạm Minh Tuyên (2018), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.126; Phạm Minh Tuyên (2018), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phịng, chống tội phạm mua bán người, Tạp chí tịa án nhân dân, số 03/2018, tr. 47-48.

39. Xem Nguyễn Ngọc Anh (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 206; BùiThanh Phương (2016), Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ Thanh Phương (2016), Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang), Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 40-41.

40. Bản án số 78/2017/HSST về việc xét xử sơ thẩm đối với Vàng A Lao và Sùng A Mềnh của Tòa án nhândân tỉnh Điện Biên. dân tỉnh Điện Biên.

Về dấu hiệu mục đích, mục đích tuy là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng khơng phải ln ln có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm của tội phạm và do vậy cũng không phải luôn luôn là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm để phân biệt các loại tội phạm với nhau. Mục đích phạm tội được hiểu là "kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội"41 hay là "kết quả trong tương lai mà người phạm tội hình dung ra và mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm"42.

Tại Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 nhà làm luật quy định các dấu hiệu mục đích khác nhau tương ứng với các hành vi phạm tội. Đối với hành vi chuyển giao hoặc nhận người, mục đích của người phạm tội được phân thành hai nhóm: 1) mục đích "vụ lợi", cụ thể là hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người "để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác"43; 2) mục đích bóc lột hoặc vơ nhân đạo, bao gồm "bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc mục đích vơ nhân đạo khác".

Riêng đối với hành vi tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp người thì mục đích phạm tội là thực hiện một trong các hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để đạt mục đích lợi ích vật chất hoặc mục đích bóc lột hoặc vơ nhân đạo khác. Hành vi này được thể hiện qua vụ án Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử "Trong tháng 11/2013 bị cáo Phàng A Kỷ đã có hành vi đưa Vàng Thị Ganh sinh năm 1998 từ bản Hừa Ngài, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên lên thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chuyển giao cho Cháng A Vình để Vình bán sang trung Quốc, bị cáo Kỷ được Vình trả cơng 15.000.000VND"44. Phân tích quy định này cho thấy nhà làm luật khơng xác định cụ thể mục đích của hành vi tuyển mộ, vận chuyển hoặc chứa chấp là "để

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w