Phân biệt tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) và tội cưỡng bức lao động (Điều 297)

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 51 - 54)

54. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 402.

2.3. Phân biệt tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) và tội cưỡng bức lao động (Điều 297)

cưỡng bức lao động (Điều 297)

- Dấu hiệu về mặt khách quan của tội mua bán người dưới 16 tuổi và tội cưỡng bức lao động là không trùng nhau: Tội mua bán người dưới 16 tuổi " Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây..."; tội cưỡng bức lao động " người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây...".

- Cưỡng bức lao động trong tội mua bán người dưới 16 tuổi là mục đích của tội phạm. Hành vi bán người dưới 16 tuổi đã hoàn thành từ khi tuyển mộ, chuyển giao, tiếp nhận, vận chuyển, chứa chấp người. Sau khi nạn nhân bị bn bán thì họ bị cưỡng bức lao động. Lao động trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa rộng là bị bóc lột. Có thể bị cưỡng bức lao động nặng nhọc, độc hại, vắt kiệt sức lao động, làm việc như nô lệ, các điều kiện làm việc khơng bảo đảm hoặc nạn nhân bị bóc lột khi phải lao động tình dục.

- Cưỡng bức lao động là trường hợp có việc tuyển mộ, nhận người lao động làm việc nhưng khơng có mục đích bán họ.

56. International Labour Office (2014), Profits and poverty: the economics of forced labour, Genevaung theođịa chỉ http://www.ilo.org/global/publications/ilo-bookstore/order-online/books/WCMS_243391/lang--en/ địa chỉ http://www.ilo.org/global/publications/ilo-bookstore/order-online/books/WCMS_243391/lang--en/ index.htm (truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018) .

Ví dụ: Khi tuyển dụng người lao động, người sử dụng lao động khơng nói thật về cơng việc người lao động phải thực hiện mà lại hứa hẹn hoặc vẽ ra tương lai tốt đẹp của công việc, người lao động tin tưởng vào làm việc và bị người sử dụng lao động áp buộc phải làm những công việc khác không phù hợp với sức khỏa hoặc ý nguyện của người lao động và họ bị quản lý rất chặt chẽ, khơng thể có lựa chọn khác, buộc phải làm việc.

- Cưỡng bức lao động trong tội mua bán người dưới 16 tuổi hay tội cưỡng bức lao động đều có yếu tố bóc lột sức lao động của con người, tức là mang trong nó yếu tố lợi nhuận, vì lợi ích vật chất.

- Cưỡng bức lao động là một tội danh mới được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 và chưa được áp dụng trong thực tiễn, do đó các cơ quan tư pháp hình sự chưa thể có kinh nghiệm và rút ra được những bài học trong điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Việc phân biệt tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi và cưỡng bức lao động là vấn đề phức tạp, cần có hướng dẫn áp dụng cụ thể.

Kết luận Chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán người dưới 16 tuổi chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

- Luận văn đã phân tích làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi về các yếu tố như khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể.

- Luận văn phân tích những dấu hiệu định khung tăng nặng của tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, đồng thời đánh giá về đường lối xử lý của nhà làm luật đối với các trường hợp này thơng qua việc quy định các hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

- Từ những phân tích về dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối với từng trường hợp phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi, tác giả đã nêu lên một số điểm chưa hợp lý trong quy định hiện hành về tội phạm này trong Bộ luật

hình sự Việt Nam năm 2015 làm cơ sở để nghiên cứu các nội dung trong Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w