tiết " đối với nhiều trẻ em" theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 200961
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định củapháp luật pháp luật
Nghiên cứu lịch sử lập pháp và thực tiễn áp dụng các quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trước đây theo Bộ luật hình sự năm 1999; dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 và so sánh quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành với pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, việc hoàn thiện tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bối
cảnh hiện nay phải xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này và nghĩa vụ nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã kí kết, phê chuẩn. Để đạt được những yêu cầu đó, theo tác giả, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy định của tội mua bán người dưới 16 tuổi theo hướng xác định đối tượng tác động của tội phạm này là người dưới 18 tuổi cho phù hợp với thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới trong việc bảo vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội. Do đó chúng tơi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu để đổi tên tội danh ở Điều 151 thành Tội mua bán người dưới 18 tuổi.
Thứ hai, cần phải có sự giải thích cụ thể quy định tại điểm c khoản 1
Điều 151 Bộ luật hình sự theo đó hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi là đã thỏa mãn cấu thành Tội mua bán người dưới 16 hay hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác phải nhằm chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để thực hiện việc giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác khi có đầy đủ các dấu hiệu trên mới thỏa mãn cấu thành Tội mua bán người dưới 16 tuổi? Theo quan