54. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 402.
2.2.3. Hình phạt bổ sung đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi (khoản 4 Điều 151 Bộ luật hình sự)
(khoản 4 Điều 151 Bộ luật hình sự)
Ngồi hình phạt chính, người phạm tội cịn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung theo khoản 4 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): "Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
So với Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hình phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được mở rộng thêm hình phạt cấm cư trú và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng thời nhà làm luật tăng mức hình phạt tiền một cách đáng kể. Điều này là dễ hiểu bởi mức phạt tiền trước đây từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng là không đáng kể so với lợi nhuận khổng lồ thu được từ hoạt động mua bán người. Theo tổ chức Lao động quốc tế thì mỗi năm nguồn lợi nhuận
thu được từ "lao động bắt buộc" ước tính khoảng 150,2 tỷ đơ la Mỹ, trong đó ba phần tư (khoảng 99 tỷ đơ la Mỹ) đến từ hoạt động bóc lột tình dục, một phần tư cịn lại (51,2 tỷ đơ la Mỹ) đến từ các hoạt động lao động bắt buộc (nội địa, nông nghiệp, và các hoạt động kinh tế khác). Theo đó "lợi nhuận" cao nhất là ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (51,8 tỷ đơ la Mỹ) vì ở khu vực này có nhiều nạn nhân nhất56.
Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm hình phạt tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản sẽ giúp tạo thêm động lực cho các cơ quan chức năng nhận dạng, phát hiện, lần theo dấu vết, và tịch biên các khoản tiền thu được của loại tội phạm này cho mục đích cuối cùng là sung cơng quỹ nhà nước góp phần hạn chế các nguồn tiền cung ứng cho các đường dây mua bán người.