của Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể thấy rằng hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, khơng có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, tuy nhiên hậu quả trong trường hợp này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tội mua bán người dưới 16 tuổi được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện được các hành vi khách quan đã được đề cập ở trên, khi đó nhân phẩm của người dưới 16 tuổi đã bị xâm hại.
2.1.3. Mặt chủ quan của tội mua bán người dưới 16 tuổi
Hành vi phạm tội, dưới góc độ khoa học luật hình sự, ln là sự thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan là sự phản ánh của tội phạm ra bên ngồi thực tế, thì mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý, phản ánh nhận thức, thái độ, tình cảm của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Theo đó "mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm lỗi, mục đích và động cơ, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm"36 hay "mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội"37.
Việc xác định được dấu hiệu mặt chủ quan có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, phân biệt giữa các tội phạm có dấu hiệu khác giống nhau. Ngồi ra các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan giúp xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và người phạm tội, do đó trong từng trường hợp cụ thể việc xác định dấu hiệu mặt chủ quan cịn có ý nghĩa xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
Như vậy, mặt chủ quan của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi được xem xét ở ba dấu hiệu: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.