định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi. Như vậy, dựa vào lý luận khoa học luật hình sự và quy định tại Điều 151 có thể khẳng định chủ thể của tội phạm mua bán người dưới là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện một tội phạm này.
Như vậy, hai dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi. Người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà khi thực hiện hành vi phạm tội này có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và điều khiển được hành vi đó.
Để được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự khi phạm tội này, thì người phạm tội phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và khơng thuộc trường hợp ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015). Trong trường hợp này cơ sở pháp lý để xác định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi là các Điều 12, 21 và Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015. Trong đó, khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định rất rõ về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Căn cứ vào quy định nói trên cho phép người nghiên cứu rút ra kết luận chủ thể của tội mua bán người dưới 16 tuổi là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 14 tuổi trở lên và đã thực hiện hành vi phạm tội này.
2.2. Đường lối xử lý đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi
2.2.1. Khung hình phạt cơ bản (khoản 1 Điều 151 Bộ luật hình sựnăm 2015) năm 2015)
Như chúng tơi đã phân tích ở chương 1, tội mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015 được thiết kế làm ba khoản, trong đó tại
khoản 1 quy định các dấu hiệu định tội cơ bản. Đây là trường hợp người phạm tội khơng có các tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2, 3 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015. Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi được nhà làm luật điều chỉnh tăng lên rất nhiều, nếu trước đây khoản 1 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định mức hình phạt đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em khơng có tình tiết định khung tăng nặng là từ ba năm đến mười năm thì nay nhà làm luật tăng cả hai mức giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa của hình phạt. Những thay đổi về đường lối xử lý và hình phạt đối với hành vi mua bán người dưới 16 tuổi trong Bộ luật hình sự năm 2015, theo quan điểm của chúng tơi, đã bám sát thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm này, cũng như phù hợp với diễn biến, thủ đoạn tinh vi của các đối tượng phạm tội.
2.2.2. Khung hình phạt tăng nặng (khoản 2, khoản 3 Điều 151 Bộluật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm đối với các trường hợp phạm tội sau: "lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; đối với từ 02 người đến 05 người; đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phạm tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này".
So với khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 thì khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 giữ nguyên tình tiết "vì động cơ đê hèn". Các tình tiết trước đây được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như "vì mục đích mại dâm", "để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân" nay là dấu hiệu của tội phạm ở cấu thành cơ bản nên khơng cịn là tình tiết tăng nặng nữa. Một số tình tiết tăng nặng khác được sửa đổi, bổ sung vào cả khoản 2 và khoản 3 phù hợp với mức hình phạt tương ứng.
Đồng thời nhà làm luật bổ sung khoản 3 quy định phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân đối với các trường hợp phạm tội sau: "có tổ chức; có tính chất chun nghiệp; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm". Như vậy ở khoản 3 này nhà làm luật giữ nguyên các tình tiết tăng nặng so với khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 đó là tình tiết có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, tái phạm nguy hiểm.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" là tình tiết tăng nặng mới được quy định trong khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015. Mặc dù trong Nghị định thư về buôn bán người của Liên hợp quốc khơng đề cập về các tình tiết tăng nặng đối với hành vi buôn bán người, tuy nhiên Công ước ASEAN về buôn bán người, mà Việt Nam là thành viên, tại khoản 3 Điều 5 có yêu cầu: "Mỗi Bên sẽ áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp khác khi thích hợp để những người có hành vi phạm tội phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội thông thường nếu người phạm tội là công chức lạm dụng chức vụ hoặc quyền hạn để phạm tội"47.
Như vậy, việc nhà làm luật quy định tình tiết định khung tăng nặng này vào khoản 2 Điều 151 cho thấy sự nội luật hóa kịp thời quy định của các điều ước quốc tế để đảm bảo sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi ở đây có thể hiểu là người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng vị trí, quyền lực mà mình có được thực hiện mua bán người dưới 16 tuổi. Chẳng hạn người có chức vụ, quyền hạn trong việc xem xét giải quyết cho, nhận con nuôi mà nhận