Hiệp hội các nước Đông Na mÁ (2015), Công ước Asean về phịng, chống bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Kuala Lumpur.

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 41 - 44)

tài sản, lợi ích vật chất khác để giải quyết việc cho, nhận con ni mà biết mục đích của bên nhận là nhằm bóc lột.

Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội

Cho, nhận con nuôi là một vấn đề cần thiết nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con ni được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong mơi trường gia đình. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều đối tượng buôn bán người lợi dụng việc cho, nhận con nuôi để thực hiện hành vi phạm tội. Các đối tượng này lợi dụng kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước về cho nhận con ni (đặc biệt là những trường hợp có yếu tố nước ngồi) để dụ dỗ, lừa gạt rồi bán các nạn nhân ra nước ngoài hoặc nhằm mục đích bóc lột mại dâm, cưỡng bức lao động. Đa phần người phạm tội nhắm vào những nạn nhân có gia cảnh nghèo khó, éo le khơng có đủ điều kiện về tài chính để ni nấng, chăm sóc. Phần đông khi cho con nuôi rồi cha mẹ sẽ khơng biết được số phận con mình ra sao. Chính vì thế việc cụ thể hóa "thủ đoạn" này là tình tiết định khung tăng nặng cho thấy nhà làm luật đã tính đến những vấn đề thực tiễn đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này.

Đối với từ 02 người đến 05 người

Hành vi mua bán đối với từ 02 người đến 05 người dưới 16 tuổi, tuy nhiên nhà làm luật đã không quy định rõ đây là trường hợp người phạm tội trong cùng một lần thực hiện hành vi mua bán đối với từ 02 người đến 05 người dưới 16 tuổi hay là trường hợp người phạm tội trong các lần khác nhau thực hiện hành vi mua bán đối với từ 02 người đến 05 người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 5 tại Thông tư số 01/2013/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 23 tháng 07 năm 2013 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tư pháp, hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, thì tình tiết "Đối với nhiều trẻ em" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình

sự là trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt từ 02 trẻ em trở lên (mua bán từ 2 trẻ em trở lên; đánh tráo từ 02 trẻ em trở lên; chiếm đoạt từ 02 trẻ em trở lên) trong cùng một lần phạm tội hoặc trong các lần phạm tội khác nhau". Như vậy, hành vi mua bán đối với từ 02 người đến 05 người dưới 16 tuổi có thể hiểu là trường hợp mua bán từ 02 người đến 05 người dưới 16 tuổi trong cùng một lần phạm tội hoặc trong các lần phạm tội khác nhau.

Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng

Đây là tình tiết định khung tăng nặng mới được bổ sung trong quy định của Điều 151. Người dưới 16 tuổi do đặc điểm thể chất, tâm sinh lý cần được chăm sóc, ni dạy, bảo vệ sức khỏe từ cha mẹ, người giám hộ hoặc những người có trách nhiệm khác. Những quyền cơ bản này nhằm đảm bảo cho người dưới 16 tuổi có thể phát triển một cách đầy đủ về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên có những trường hợp những người có trách nhiệm này nhẫn tâm bn bán chính con của mình - người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng. Ví dụ trong một vụ án gần đây nhất cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi mua bán trẻ em. Quá trình điều tra, xác định Huỳnh Thị Thu Thủy cùng với Dương Thị Diễm - 39 tuổi đưa con trai của Thủy mới 2 tuổi sang Trung Quốc bán, cụ thể:

Ngày 6-10-2017, Thủy và Diễm đưa con trai của Thủy đến cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn sau đó gọi cho Hồng Xn Tân đến đón, đưa vào tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Tân đã đưa Diễm và Thủy đến gặp La Thị Ngân, trú tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc để thỏa thuận bán bé trai cho một đôi vợ chồng người Trung Quốc với giá 60 nghìn nhân dân tệ (hơn 220 triệu đồng đồng tiền Việt Nam). Bán xong, Ngân đưa cho Tân 40 nghìn nhân dân tệ (hơn 140 triệu đồng), cho Thủy 13 nghìn nhân dân tệ (hơn 48 triệu đồng)48.

48. Nguyệt My- Đức Thái (2017), "Mẹ bán con trai 2 tuổi sang Trung Quốc", Công an nhân dân, tại địa chỉhttp://cand.com.vn/Ban-tin-113/Bat-nhom-doi-tuong-ban-be-trai-2-tuoi-sang-Trung-Quoc-464970/, truy cập http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Bat-nhom-doi-tuong-ban-be-trai-2-tuoi-sang-Trung-Quoc-464970/, truy cập lần cuối ngày 03/8/2018.

Việc quy định tình tiết định khung tăng nặng này là rất cần thiết để góp phần xử lý nghiêm những trường hợp vì lịng tham nhẫn tâm bán người dưới 16 tuổi mà mình có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng.

Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đây là tình tiết tăng nặng được sửa đổi trong khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo tinh thần của quy định này thì chỉ được coi là tình tiết định khung tăng nặng nếu người phạm tội đã hoàn thành việc đưa nạn nhân ra khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam49. Nếu người phạm tội mới có ý định, có ý thức, có mục đích đưa nạn nhân ra nước ngồi, thì khơng thuộc tình tiết tăng nặng này.

Phạm tội 02 lần trở lên

Tại khoản 2 Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tình tiết "phạm tội 02 lần trở lên"50. Trong lần pháp điển hóa lần này, các nhà làm luật đã có những thay đổi cơ bản trong việc quy định các tình tiết tăng nặng theo hướng bảo đảm rõ ràng, thuận lợi, thống nhất cho việc áp dụng ngồi thực tiễn. Tình tiết phạm tội nhiều lần đã được sửa thành phạm tội 02 lần trở lên, được hiểu là một người mua bán người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên, không phân biệt các hành vi mua bán đó được thực hiện đối với một người hay đối với nhiều người và trong các lần mua bán đó người phạm tội chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì động cơ đê hèn

Theo từ điển tiếng Việt "đê hèn" là thấp kém và hèn hạn đến mức đáng khinh bỉ"51. Trước đây khi hướng dẫn áp dụng quy định về tội phạm giết người trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985, Nghị quyết số

49. Khác với quy định Bộ luật hình sự năm 1999, tình tiết "để đưa ra nước ngoài" được quy định tại khoản 2Điều 120 theo đó người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản này trong trường hợp có ý thức, Điều 120 theo đó người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản này trong trường hợp có ý thức, có mục đích đưa nạn nhân ra nước ngoài, bất kể là đã đưa được nạn nhân ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay chưa.

50. Đây là tình tiết tăng nặng được sửa đổi từ tình tiết "phạm tội nhiều lần" tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999. sự năm 1999.

Một phần của tài liệu LV ths luật học tội mua bán người dưới 16 tuổi trong bộ luật hình sự năm 2015 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w