PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng nghe của bệnh nhân được phẫu thuật thay thế xương búa đe bằng trụ dẫn gsh sau 2 năm (Trang 32 - 85)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu.

2.2.2. Sơ đồ nghiên cứu

BỆNH ÁN LƯU TRỮ ĐỦ TIÊU CHUẨN LOẠI BỆNH NHÂN KHÁM LẠI KHÔNG CÓ TLĐ NỘI SOI VÀ THÍNH LỰC ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp tiến hành

2.2.3.1. Thu thập hồ sơ lưu trữ: tại phòng lưu trữ hồ sơ của Bệnh viện tai mũi họng trung ương, và Bệnh viện đại học y Hà Nội từ trước tháng 9 năm 2009.

2.2.3.2. Lựa chọn đối tượng bệnh nhân hồi cứu: theo tiêu chuẩn của bệnh án mẫu.

- Viết giấy mời hoặc gọi điện thoại( nếu có) mời bệnh nhân đến khám lại. - Khám nội soi tai bằng Optic 4mm 0º, đánh giá tình trạng phục hồi giải phẫu của màng nhĩ.

- Cận lâm sàng: tất cả bệnh nhân được đo thính lực đơn âm bằng máy OBITER 922, những trường hợp màng nhĩ liền đều được đo nhĩ lượng bằng máy ZODIAC 901.

2.2.3.3. Lập bảng thống kê những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật trong bệnh VTGM tổn thương xương búa đe

- Triệu chứng cơ năng thường gặp. + Tiền sử chảy mủ tai.

+ Nghe kém. + Ù tai. + Đau tai. + Chóng mặt. - Triệu chứng thực thể. + Lỗ thủng màng nhĩ: số lượng, kích thước, vị trí. XỬ LÝ SỐ LIỆU

+ Nội soi: giá trị chẩn đoán tổn thương xương con. - Cận lâm sàng:

+ CLVT xương thái dương: giá trị chẩn đoán so với kết quả phẫu thuật. + Thính lực đồ:

• Loại nghe kém.

• Trung bình đường xương.

• PTA: là trung bình đường khí ở 4 tần số 0,5, 1, 2 và 3 kHz.

• ABG: là khoảng trống giữa đường khí và đường xương. Khoảng

trống càng lớn thì sức nghe càng giảm.

2.2.3.4. Đánh giá và nhận định kết quả sau phẫu thuật

- So sánh triệu chứng cơ năng thường gặp, trước và sau phẫu thuật.

- Đánh giá phục hồi về cấu trúc giải phẫu màng nhĩ: liền, viêm nề, thủng lại, trụ dẫn đẩy lồi màng nhĩ ra ngoài, hoặc trật khớp búa đe.

- Đánh giá phục hồi về chức năng:

+ Thính lực đơn âm: đánh giá theo tiêu chuẩn của Ủy ban thính học và tiền đình Mỹ[32][49].

• So sánh: trung bình PTA, ABG trước và sau phẫu thuật.

• Trung bình tăng PTA và ABG.

+ Nhĩ đồ: đánh giá theo hoành đồ và tung đồ nhĩ lượng của Nguyễn Tấn Phong[16].

2.2.3.5. Tiêu chí đánh giá

2.2.3.5.1. Tiêu chí đánh giá sự phục hồi giải phẫu của màng nhĩ * Màng nhĩ:

Tốt - Liền kín

Thất bại - Thủng lại

- Trụ dẫn đẩy lồi màng nhĩ ra ngoài, hoặc trật khớp trụ dẫn búa đe khỏi chỏm xương bàn đạp.

2.2.3.5.2. Tiêu chí đánh giá sự phục hồi về chức năng

* Thính lực đồ: Đánh giá sức nghe sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn của ủy ban thính học và tiền đình Mỹ [32],[49]. - Rất tốt : PTA ≤ 10 dB. ABG ≤ 10 dB. - Tốt : PTA: từ 11 – 20 dB. ABG: từ 11 – 20 dB. - Trung bình : PTA : từ 21- 30 dB. ABG: từ 21- 30 dB. - Kém : PTA : từ 31- 40 dB. ABG: từ 31- 40 dB. - Rất kém – thất bại : PTA ≥ 41 dB. ABG ≥ 41 dB.

2.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU2.3.1. Máy đo thính lực 2.3.1. Máy đo thính lực

Hình 2.1. Máy đo thính lực OBITER 922

2.3.2. Máy nội soi tai mũi họng

2.3.3. Máy nhĩ lượng

Hình 2.3. Máy đo nhĩ lượng ZODIAC 901

2.4. THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU2.4.1. Thu thập số liệu 2.4.1. Thu thập số liệu

Theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (phụ lục 1):

- Khai thác hồ sơ bệnh án lưu lấy các thông tin về hành chính, lâm sàng (triệu chứng cơ năng và thực thể), kết quả chụp cắt lớp vi tính xương thái dương, thính lực đồ, phẫu thuật thay thế xương búa – đe bằng gốm sinh học.

- Phỏng vấn bệnh nhân đối chiếu thông tin về hành chính, các triệu chứng cơ năng, khám nội soi đánh giá tình trạng màng nhĩ và trụ gốm.

- Đo thính lực đơn âm, nhĩ lượng đánh giá sức nghe.

2.4.2. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS16.0, theo các thuật toán thống kê y học.

- Tính toán các tỷ lệ, giá trị trung bình. - So sánh 2 tỷ lệ.

- Kiểm định X2, T-test, giá trị p.

2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Những bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu phải tự nguyện, không bắt buộc.

- Bệnh nhân phải được thông báo đúng và đầy đủ tình trạng tại chỗ, sức nghe sau mỗi lần khám.

- Nếu có biến chứng của chất liệu ghép đối với bệnh nhân thì phải thông báo và giải thích cho bệnh nhân.

- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không nhằm một mục đích nào khác.

- Đảm bảo bí mật thông tin nghiên cứu cho bệnh nhân.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 3.1.1. Tuổi và giới tính Bảng 3.1: Tuổi và giới tính (n=31) Giới Tuổi Nam Nữ n % n % 16 - 25 1 7,1 5 29,4 26 - 45 7 50 7 41,2 > 45 6 42,9 5 29,4 N 14 45,2 17 54,8 Nhận xét:

- Tuổi trung bình: 38,77 ± 13,44 (tuổi), ít tuổi nhất 21, cao nhất 69 tuổi. Nhóm tuổi > 25 chiếm tỉ lệ 80,7%.

- Giới: không có sự khác biệt.

3.1.2. Thời gian sau phẫu thuật

Bảng 3.2: Thời gian sau phẫu thuật (n=31)

Thời gian n %

2- 3 năm 7 22,6

>3- 4 năm 13 42

> 4 năm 11 35,4

N 31 100

- Thời gian trung bình sau phẫu thuật là 4,05 ± 0,80 (năm), thấp nhất là 2,14 năm, cao nhất là 5,36 năm.

- Thời gian 2- 3 năm có 7/31 bệnh nhân (22,6%), 3- 4 năm có 13/31 bệnh nhân(42%), > 4 năm có 11/31 bệnh nhân (35,4%).

3.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TRƯỚC PHẪU THUẬT3.2.1. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật 3.2.1. Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật

Biểu đồ 3.1: Triệu chứng cơ năng (n=31)

Nhận xét:

- Triệu chứng chảy tai và nghe kém: 31/31 bệnh nhân (100%).

- Ù tai: 13/31 bệnh nhân (41,9%), đau tai: 3/31 bệnh nhân (9,7%), chóng mặt 2/31 bệnh nhân (6,45%).

3.2.2. Triệu chứng chảy mủ tai

Biểu đồ 3.2: Thời gian chảy mủ tai (n=31)

Nhận xét:

Thời gian chảy tai kéo dài từ 1- 5 năm chiếm tỉ lệ 1/31 bệnh nhân (3,2%), 5- 20 năm chiếm tỉ lệ 12/31 bệnh nhân (38,7%), trên 20 năm chiếm tỉ lệ 18/31 bệnh nhân (58,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Bảng 3.3: Tính chất chảy mủ theo thời gian (n=31)

Thời gian(năm) Tính chất 1-5 6- 20 > 20 Từng đợt 1 12 14 Liên tục 0 1 3 N 1 13 17 Nhận xét:

- Tính chất chảy mủ từng đợt chiếm tỉ lệ 87,1%, chảy mủ liên tục chiếm 12,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

- Thời gian chảy mủ từ 1 – 5 năm chiếm 3,23%, từ 6- 20 năm chiếm 41,9%, từ trên 20 năm chiếm 54,8%. Sự khác biệt có ý ngĩa thống kê với p< 0,05.

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ mùi mủ (n=31)

Nhận xét

Không mùi chiếm 11/31 (35,5%), hôi chiếm cao nhất chiếm 15/31 (48,4%), thối chiếm 5/31 (16,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.4: Màu sắc mủ (n = 31) Màu sắc mủ N % Vàng 21 67,7 Xanh 7 22,6 Trắng đục 2 6,5 Lẫn máu 1 3,2 N 31 100 Nhận xét:

Màu mủ: màu vàng: cao nhất có 21/31 (67,7%), màu xanh có 7/31 (22,6%), màu trắng đục có 2/31 (6,5%), màu mủ lẫn máu có 1/31 (3,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Biểu đồ 3.4: Số tai nghe kém (n=31)

Nhận xét:

Nghe kém một tai có 21/31 (67,7%), nghe kém hai tai có 10/31 (32,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

3.2.1.3. Triệu chứng chóng mặt

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ chóng mặt

Bệnh nhân không bị chóng mặt có 30/31 (96,8%), chóng mặt có 1/31 (3,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

3.2.1.4. Triệu chứng ù tai

Biểu đồ 3.6: Ù tai ( n = 13)

Nhận xét:

Trong 31 BN có 13 BN ù tai: ù tai tiếng trầm có 12/13 (92,3%), ù tai tiếng cao có 1/13 (7,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

3.2.2. Triệu chứng thực thể3.2.2.1. Đặc điểm lỗ thủng 3.2.2.1. Đặc điểm lỗ thủng Bảng 3.5: Tỷ lệ kích thước lỗ thủng (n=31) Kích thước n % Thủng nhỏ 8 25,8 Thủng vừa 6 19,4 Toàn bộ màng căng 17 54,8 N 31 100 Nhận xét

Lỗ thủng màng nhĩ rộng toàn bộ màng căng chiếm 17/31 (54,8%), thủng vừa chiếm 6/31 (19,4%), thủng nhỏ chiếm 8/31 (25,8%). Sự khác biệt

giữa lỗ thủng toàn bộ màng căng so với lỗ thủng nhỏ và vừa có ý ngĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.2.2. Tính chất lỗ thủng

Biểu đồ 3.7: Tính chất lỗ thủng (n= 31)

Nhận xét:

Lỗ thủng sát xương chiếm tỉ lệ ít nhất 29%, không sát xương chiếm 71%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

3.2.3. Đặc điểm thính lực đồ

3.2.3.1. Phân loại nghe kém trên thính lực đồ

Nhận xét:

Điếc dẫn truyền chiếm 21/31 (67,7%), điếc hỗn hợp thiên về dẫn truyền chiếm 10/31 (32,3%), Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

3.2.3.2. Mức độ nghe kém trước phẫu thuật * Nhóm nghe kém dẫn truyền

Bảng 3.6: Thính lực trước phẫu thuật

Hz

dB 500 1000 2000 3000 Trung bình

ĐX 4± 4,9 4,7± 6,6 5,9± 5,4 6,6± 4,3 5,3± 4,8

ĐK 54,5± 13 51,6± 11,5 42,6± 8,1 42,8± 8,2 47,9± 7,9

N 21 21 21 21 21

Biểu đồ 3.12 Trung bình ngưỡng nghe sau phẫu thuật

Nhận xét:

- ĐX có giá trị lớn nhất ở tần số 3 kHz là 6,6 dB, thấp nhất ở tần số 0,5 kHz là 4 dB. Sự khác biệt có không ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

- ĐK có giá trị lớn nhất ở tần số 0,5 kHz là 54,5 dB, nhỏ nhất ở tần số 2 kHz là 42,6 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

* Nhóm nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền

Bảng 3.7: Thính lực trước phẫu thuật

Hz dB 500 1000 2000 3000 Trung bình ĐX 14,5 ± 12 15 ± 8,5 22,5 ± 15,3 26,9 ± 16,3 19,7± 10,5 ĐK 64,5± 13 61,5± 9,1 56± 13,5 61 ± 19 60,8 ± 8,5 N 10 10 10 10 10 Nhận xét: - ĐX có giá trị lớn nhất ở tần số 2 kHz là 27,9 dB, thấp nhất ở tần số 0,5 kHz và 1 kHz là 13,5 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- ĐK có giá trị lớn nhất ở tần số 0,5 kHz là 64,5 dB, thấp nhất ở tần số 2 kHz là 56 d B. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.3.2. ABG trước phẫu thuật * Nhóm nghe kém dẫn truyền

Bảng 3.8: ABG trước phẫu thuật

Hz

dB 500 1000 2000 3000 Trung bình

ABG 50,5±10,6 46,9± 8,7 36,6± 9,1 36,3± 8,2 42,6± 6,2

N 21 21 21 21 21

Nhận xét:

ABG có giá trị cao nhất ở tần số 0,5 kHz là 50,5 dB, nhỏ nhất ở tần số 3 kHz là 36,3 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.9: ABG trước phẫu thuật Hz dB 500 1000 2000 3000 Trung bình ABG 51± 13 48± 9,8 32± 13,8 33,5± 10,8 41,1± 7,9 N 10 10 10 10 10 Nhận xét

ABG có giá trị cao nhất ở tần số 0,5 kHz là 51 dB, nhỏ nhất ở tần số 2 kHz là 32 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.10: so sánh ABG trước phẫu thuật giữa hai nhóm

Tần số (Hz) Dẫn truyền (dB) n = 21 Hỗn hợp (dB) n = 10 500 50,5± 10,6 51± 13 1000 46,9± 8,7 48± 9,8 2000 36,6± 9,1 32± 13,8 3000 36,3± 8,2 33,5± 10,8 Nhận xét

ABG trước phẫu thuật của hai nhóm ở tần số 0,5 kHz, 1 kHz và 3 kHz là gần tương đương nhau. Ở tần số 2 kHz của nhóm dẫn truyền (36,6 dB), cao hơn nhóm hỗn hợp (32 dB). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.4. Giá trị chẩn đoán của CLVT so với phẫu thuật

Bảng 3.11: Tỷ lệ xác dịnh tổn thương xương con của phim CLVT

Kết quả phẫu thuật

Kết quả CLVT TT xương đe

TT xương

Xác định đúng 3 17 20

Không xác định được TTXC 6 5 11

N 9 22 31

Nhận xét:

Trong số 31 bệnh nhân có 20 BN được xác định đúng có tổn thương xương đe hoặc cả 2 xương búa – đe chiếm 64,4%, không xác định được TTXC chiếm 35,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SAU 2 NĂM3.3.1. So sánh triệu chứng cơ năng trước và sau phẫu thuật 3.3.1. So sánh triệu chứng cơ năng trước và sau phẫu thuật

Bảng 3.12: Triệu chứng cơ năng trước và sau phẫu thuật

Triệu chứng

Thời gian Chảy tai

Nghe

kém Ù tai Đau tai

Chóng mặt

Trước phẫu thuật 31 31 12 3 2

Sau phẫu thuật 7 13 5 0 0

Nhận xét

Trước phẫu thuật triệu chứng chảy mủ tai và nghe kém chiếm 100%, sau phẫu thuật chảy mủ tai chiếm 22,6%, nghe kém chiếm 42%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

3.3.2. Tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật

Hình 3.1. Màng nhĩ liền

(BN: Phạm. Kim. T - số BA:8424)

Hình 3.2. Màng nhĩ thủng lại

(BN: Trịnh.Thị.T- số BA:4868)

Hình 3.3. Màng nhĩ viêm nề chảy nước

(BN: Trinh.T.Thu.P - số BA:4460)

Hình 3.4. Trật khớp trụ dẫn

(BN: Kiều.T.V- số BA: 804)

Bảng 3.13: Tình trạng màng nhĩ sau phẫu thuật (n=31 )

Màng nhĩ n %

Liền bóng 24 77,4

Viêm nề, chảy nước 3 9,7

Thủng lại 4 13

Trụ dẫn đẩy lồi màng nhĩ 0 0

Tổng 31 100

- Màng nhĩ liền chiếm tỉ lệ nhiều nhất 77,4%, màng nhĩ viêm nề chiếm 9,7%, màng nhĩ thủng lại chiếm 13%. Sự khác biệt giữa màng nhĩ kiền với những tình trạng màng nhĩ còn lại có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

3.4. ĐẶC ĐIỂM THÍNH LỰC SAU PHẪU THUẬT3.4.1. Đánh giá mức độ nghe kém sau phẫu thuật 3.4.1. Đánh giá mức độ nghe kém sau phẫu thuật * Nhóm nghe kém dẫn truyền

Bảng 3.14: Thính lực sau phẫu thuật

Hz dB 500 1000 2000 3000 Trung bình ĐX 3± 3,3 3,1± 4,6 5,5± 12,9 6,4± 11,3 4,5±7 ĐK 28,7± 11 23,6± 9,2 22,8± 11,9 25,8± 9,6 25±8,8 n 21 21 21 21 21 Nhận xét: - ĐX có giá trị lớn nhất ở tần số 3 kHz là 6,4 dB, thấp nhất ở tần số 0,5 kHz là 4 dB là 3 dB và 3,1 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- ĐK có giá trị lớn nhất ở tần số 0,5 kHz là 28,7 dB, nhỏ nhất ở tần số 2 kHz là 22,8 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

* Nhóm nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền

Bảng 3.15: Thính lực sau phẫu thuật

Hz dB 500 1000 2000 3000 Trung bình ĐX 14,5± 12,6 14± 10,2 24± 16,3 25± 17 19,5±12,2 ĐK 51,5± 17,3 47± 16,4 47±19,3 54,5±22,8 50± 16,3 n 10 10 10 10 10 Nhận xét:

- ĐX có giá trị lớn nhất ở tần số 3 kHz là 25 dB, thấp nhất ở tần số 0,5 kHz và 1 kHz là 14,5 dB và 14 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- ĐK có giá trị lớn nhất ở tần số 3 kHz là 54,5 dB, thấp nhất ở tần số 2 kHz và 1 kHz là 47 d B. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.2.3.2. ABG sau phẫu thuật * Nhóm nghe kém dẫn truyền

Bảng 3.16: ABG sau phẫu thuật

Hz

dB 500 1000 2000 3000 Trung bình

ABG 25,6±10,6 20,5± 7,6 17,4± 8,3 19,4± 7,7 20,7± 7,3

N 21 21 21 21 21

Nhận xét:

ABG có giá trị cao nhất ở tần số 0,5 kHz là 25,6 dB, nhỏ nhất ở tần số 2 kHz là 17,4 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

* Nhóm hỗn hợp thiên về dẫn truyền

Bảng 3.17: ABG sau phẫu thuật

Hz

dB 500 1000 2000 3000 Trung bình

ABG 37± 10,8 33± 14,9 23± 11,8 28,9± 11,9 30,5± 11,5

n 10 10 10 10 10

Nhận xét

ABG có giá trị cao nhất ở tần số 0,5 kHz là 37 dB, nhỏ nhất ở tần số 2 kHz là 23 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Bảng 3.18: so sánh ABG sau phẫu thuật giữa hai nhóm

n = 21

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng nghe của bệnh nhân được phẫu thuật thay thế xương búa đe bằng trụ dẫn gsh sau 2 năm (Trang 32 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w