Mức cải thiện sức nghe trước và sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng nghe của bệnh nhân được phẫu thuật thay thế xương búa đe bằng trụ dẫn gsh sau 2 năm (Trang 67 - 70)

4.3.4.1. So sánh ngưỡng nghe trước và sau phẫu thuật

*Nhóm dẫn truyền

- Ở bảng (3.) cho thấy ngưỡng nghe ĐX có giá trị thấp nhất ở 0,5 kHz là 4 dB, cao nhất ở 3 kHz là 6,6 dB. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Trung bình ngưỡng nghe ĐX trước và sau phẫu thuật tương ứng là 5,3 dB, 4,5 dB. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Vậy điều này chứng tỏ không có sự cải thiện sức nghe của ĐX trước và sau phẫu thuật,

- Ngưỡng nghe ĐK có giá trị cao nhất ở tần số 0,5 kHz là 54,5 dB, thấp nhất ỏ tần số 2 kHz là 42,6. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trung bình ĐK trước và sau phẫu thuật tương ứng là 47,9 dB, 25 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Điều này chứng tỏ sau phẫu thuật có sự cải thiện sức nghe ĐK. Kết quả nghiên cứu này có mức cải thiện sức nghe hơn của tác giả Cao Minh Thành đánh giá sau phẫu thuật 12 tháng PORP bằng GSH[20], có trung bình ngưỡng nghe PTA trước phẫu thuật là 52,87 dB, sau phẫu thuật là 34,88 dB, của Murugasu đánh giá sau phẫu thuật PORP

bằng Hydroxyapatite[] có trung bình ngưỡng nghe PTA trước phẫu thuật là 56,7 dB, và sau phẫu thuật là 36,8 dB. Có lẽ vì số liệu trên chỉ tính một nhóm nghe kém dẫn truyền mà thôi, mà kết quả thính lực của nhóm dẫn truyền sau phẫu thuật có tỷ lệ hồi phục cao, và do phụ thuộc vào cách nấy bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

* Nhóm hỗn hợp thiên về dẫn truyền

- Trung bình ngưỡng nghe ĐX trước và sau phẫu thuật tương ứng là 19,7 dB, 19,5 dB. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Vậy sau phẫu thuật không có sự cải thiện sức nghe của ĐX.

- Trung bình ngưỡng nghe ĐK trước và sau phẫu thuật tương ứng là 60,8 dB, 50 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vậy sau phẫu thuật có sự cải thiện của ngương nghe ĐK.

4.3.4.1. Giá trị ABG trước và sau phẫu thuật

- Nhóm nghe kém dẫn truyền có trung bình ABG trước phẫu thuật là 42,6 dB, sau phẫu thuật là 20,7 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001( Bảng 3.23). Nhóm hỗn hợp thiên về dẫn truyền có trung bình ABG trước phẫu thuật là 41,1 dB, sau phẫu thuật là 30,5 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. ta thấy ABG sau phẫu thuật được thu hẹp đáng kể. Kết quả nghiên cứu của nhóm nghe kém hỗn hợp cao hơn kết quả của tác giả Cao Minh Thành có giá trị của ABG ở cả hai nhóm dẫn truyền và hỗn hợp thiên về dẫn truyền, trước phẫu thuật là 42,2 dB và sau phẫu thuật là 24,8 dB. Kết quả của De Vos và cộng sự có ABG sau phẫu thuật là 21,2 dB. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này cũng chứng tỏ kết quả tạo hình xương búa đe có kết quả tốt sau phẫu thuật, nâng sức nghe đáng kể cho bệnh nhân, và của khảng định rằng vời thời gian sau phẫu thuật trung bình là 4 ± 0,8 năm trụ dẫn gốm sinh học vẫn ổn định và dẫn truyền âm thanh tốt.

- Nhóm dẫn truyền có trung bình ABG tăng là 21,8 dB ( Bảng 3.25), nhóm hỗn hợp thiên về dẫn truyền là 10,6 dB, kết quả của tác giả Cao Minh Thành là 18,23 dB, của De Vos là 18,2 dB[33]. Kết quả nghiên cứu của nhóm nghe kém dẫn truyền chúng tôi cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Nhóm hốn hợp thiên về dẫn truyền thì thấp hơn. Sự khác biệt đó có thể là mẫu nghiên cứu của chung tôi ít, và khác nhau về cách lựa chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Vậy sau 2 năm phẫu thuật trụ dẫn búa đe bằng gốm sinh học đã thu hẹp khoảng trung bình ABG của nhóm dẫn truyền và hỗn hợp thiên về dẫn truyền tương ứng là 21,8± 9,6 dB và 10,6 ± 15,3 dB.

4.3.4.2. Chỉ số ABG trước và sau phẫu thuật

- Nhóm nghe kém dẫn truyền trước phẫu thuật có trung bình ABG ≥ 31 có 21/21 bệnh nhân (100%). Trước phẫu thuật có ABG ≤ 30 dB chiếm 100%, sau phẫu thuật có 18/21 bệnh nhân (85,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001( Bảng 3.26). Vậy khoảng cách giữa ĐK và ĐX sau phẫu thuật đã được thu hẹp đáng kể, khi khoảng cách giữa 2 đường càng hẹp thì khả năng phục hồi của người bệnh càng tốt, trong đó chúng tôi không có trường hợp nào có ABG sau phẫu thuật ≤ 10 dB, ABG ≤ 20 dB có 12/21 bênh nhân (57,1%), ABG ≤ 30 dB chiếm 85,7%. Kết quả của một số tác giả như: Cao Minh Thành có ABG sau phẫu thuật ≤ 10 dB chiếm 13,6%, ABG ≤ 20 dB chiếm 45,9%, ABG ≤ 30 dB chiếm 84,8%. Macias và cộng sự là 24%, 48%, và 77%[46]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn của các tác giả trên.

- Nhóm hỗn hợp thiên về dẫn truyền trước phẫu thuật không có bệnh nhân nào có ABG ≤ 30 dB, sau phẫu thuật có 7/10 bệnh nhân (70%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Trước phẫu thuật ABG ≥ 31 có 10/10 bệnh nhân (100%), sau phẫu thuật có 3/10 bệnh nhân (30%). Sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với P < 0,01.

Một phần của tài liệu đánh giá chức năng nghe của bệnh nhân được phẫu thuật thay thế xương búa đe bằng trụ dẫn gsh sau 2 năm (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w