Nguồn: FPTS Biểu đồ 5: Chỉ số DJIA và S&P 500 từ 1961 - 2016
Nguồn: www.bloomberg.com - Trong khoản năm 1974, GDP của Mỹ giảm 0.52% do sự kiện khủng hoảng dầu mỏ (OPEC) làm cho chỉ số DJIA và S&P 500 giảm xuống mức dưới 100 điểm.
32
- Năm 1982, do cuộc cách mạng hồi giáo tại Iran cũng làm cho GDP của nước Mỹ giảm xuống kéo theo là sự sụt giảm của chỉ số DJIA và S&P 500.
- Năm 1991, GDP ở Mỹ giảm cũng làm cho chỉ số DJIA và S&P 500 giảm xuống vì cuộc chiến ở Iran.
- Năm 2001, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones đạt đỉnh điểm vào ngày 14/1/2000, đóng cửa ở mức 11,722.98 điểm, nhờ sự bùng nổ ở các doanh nghiệp Internet. Tuy nhiên, chỉ số này bắt đầu rơi ngay sau đó, chạm đáy đầu tiên 9,796 điểm vào tháng 7. Chỉ số này tăng lên trở lại cho đến khi thị trường đóng cửa sau vụ tấn cơng khủng bố vào ngày 11/9/2001. Khi các thị trường mở cửa trở lại vào ngày 17/9/2001, chỉ số Dow Jones giảm xuống 8,920.70 điểm. Các mối đe dọa chiến tranh đã khiến Dow Jones rơi xuống cho đến ngày 09/102002 đóng cửa ở mức 7,286.27 điểm, giảm 37.8% so với mức đỉnh của nó.
- Giai đoạn năm 2008-2009, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm hơn 50% chỉ trong vòng 17 tháng. Ngày 09/10/2007, chỉ số Dow Jones đóng cửa đạt mức cao nhất trước khủng hoảng 14,164.43 điểm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý 4 của Mỹ là âm 1% (vì trước đó GDP của Mỹ được tái ước tính ở mức 2.9%), báo hiệu bắt đầu của cuộc suy thoái kinh tế, Dow Jones bắt đầu giảm dần. Sau thất bại của việc cấp cứu ngân hàng đầu tư Bear Stearns vào tháng 4/2008, và báo cáo GDP âm trong quý 2/2008 , chỉ số Dow Jones giảm xuống còn 11,000 điểm. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm 20% này đã tạo đáy của thị trường.
Nhận xét: Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy sự tăng giảm chỉ số GDP của Mỹ từ
năm 1961 – năm 2015 có tỷ lệ thuận với các chỉ số chứng khoán của Mỹ là DJIA và S&P 500.
33
Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường chứng khoán trong năm 2016
Nguồn: Báo cáo triển vọng 2017 - VCBS - 11 tháng đầu năm VN-Index và HNX-Index tăng trưởng lần lượt 16,04% và 2,64%. Nhịp giảm mạnh trong tháng 1 nhanh chóng đi qua và bị lu mờ bởi nhịp tăng kéo dài gần 10 tháng. VN-Index thiết lập mức đỉnh trong năm tại ngưỡng 690 điểm (tương ứng với mức tăng 32,69% kể từ đáy 520 điểm). Những động lực quan trọng đóng góp vào xu hướng này bao gồm:
Tốc độ hồi phục chậm của nhiều nền kinh tế lớn khiến các Ngân hàng Trung ương mở rộng chương trình nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán.
Sự phục hồi của giá cả nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là dầu thơ. Hoạt động tích cực của khối ngoại.
Trạng thái dồi dào từ thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng như diễn biến lãi suất, tỷ giá ổn định. Các yếu tố hỗ trợ này giúp chỉ số nhanh chóng hồi phục sau những diễn biến bất ngờ trên thế giới nổi bật là sự kiện Brexit vào tháng 6.
34
Áp lực điều chỉnh lớn sau chuỗi tăng dài của chỉ số khiến xu hướng suy giảm tiếp diễn ít nhất cho tới hết Quý 4. Tính từ mức đỉnh ghi nhận cuối tháng 10, nếu loại trừ ảnh hưởng của ROS, VN-Index suy giảm gần 11% và đánh mất xu hướng tăng trung hạn.
Nhận xét: Ta có thể thấy rằng tình hình vĩ mơ trên thế giới hay ở trong nước đều
có tác động đến giá chứng khốn trên thị trường. Tình hình vĩ mơ có chuyển biến tốt sẽ kéo theo giá của TTCK tăng theo và ngược lại, sự kiện trên thế giới có xu hướng tác động xấu sẽ làm cho giá chứng khoán giảm theo.
3.1.1.1. Tăng trưởng GDP
Biểu đồ 7: Tương quan giữa chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP từ 2001 - 2015
Nguồn: FPTS - Từ năm 2005 đến năm 2007, GDP của Việt Nam tăng trưởng từ 8.40% lên 8.48% kéo theo đó là sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index đạt mức hơn 300 điểm.
- Năm 2008 là sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng làm cho GDP giảm xuống còn 5.32%, đồng thời là chỉ số VN-Index cũng giảm mạnh xuống mức dưới 100 điểm.
- Sau sự kiện khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng hồi phục dần và chỉ số chứng khoán cũng dần hồi phục theo.
35
Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được sự tương quan dương giữa thị trường
chứng khoán Việt Nam và tăng trưởng GDP. Khi GDP có xu hướng giảm làm tác động xấu đến TTCK, và ngược lại, khi GDP có sự tăng trưởng thì TTCK cũng tăng trưởng theo.
3.1.1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Biểu đồ 8: Doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2016
Nguồn: VBCS Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, thể hiện cầu tiêu dùng, trong 11 tháng đầu năm ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá ước tăng 7,6%, thấp hơn so với con số 8,3% sau khi loại trừ yếu tố giá của cùng kỳ 2015. Theo đó, cầu tiêu dùng vẫn chỉ đang ghi nhận mức tăng trưởng vừa phải và chưa bứt phá. Thiên hướng tiết kiệm chi tiêu và tâm lý thận trọng trong tiêu dùng vẫn đang hiện hữu. Việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là Giáo dục, Y tế và Xăng dầu, có thể xem như một trong những yếu tố tác động khơng tích cực lên cầu tiêu dùng.
36
3.1.1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu
- Khái niệm: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố là tồn bộ giá trị hàng hoá đưa
ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam làm giảm (xuất khẩu), làm tăng (nhập khẩu) nguồn của cải, vật chất của Việt Nam trong một thời kì nhất định và được tổng hợp theo hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng.
Biểu đồ 9: Xuất nhập khẩu từ 2015 - 2016 và xuất nhập/GDP từ 2000 - 2016
Nguồn: CEIC, VBCS Về xuất nhập khẩu, theo Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 316,9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2015, cải thiện so với tháng trước (tăng 4,63% trong tháng 10.2016) nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 10,3% của cùng kỳ 2015. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt hơn 159,94 tỷ USD, tăng 7,8%, gần tương đương con số 7,9% của 11 tháng đầu năm 2015. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 156,96 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7%, thấp hơn nhiều con số 12,7% của cùng giai đoạn năm 2015. Theo đó, việc ghi nhận thặng dư thương mại đạt 2,98 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2016 chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu suy yếu.
37
Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước chỉ ghi nhận mức tăng yếu hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25,23 tỷ USD, nhích nhẹ 0,7%; điện thoại và linh kiện đạt 9,56 tỷ USD, giảm 3,9%; hóa chất đạt 2,87 tỷ USD, khơng thay đổi so với cùng kỳ; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 16,8%; phân bón đạt 1 tỷ USD, giảm 21,2%.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng nhanh qua từng năm và ước tính năm 2016 ở mức trên 85%.
Nhận xét: TTCK có tỷ lệ tương quan dương đối với sự tăng trưởng của nền kinh
tế. Do tăng trưởng kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, nên có thể thấy được rằng sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến TTCK Việt Nam. Khi xuất nhập khẩu tăng làm cho sự tăng trưởng kinh tế tăng theo kéo theo đó là sự tăng trưởng của TTCK và ngược lại, xuất nhập khẩu giảm làm cho nền kinh tế giảm sút thì đồng thời cũng làm cho TTCK giảm theo.
3.1.1.4. Chỉ số PMI
Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index™ (PMI™) Việt Nam): Là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để cho một đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trị như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.
38
Biểu đồ 10: Chỉ số tồn kho CN và PMI ngành sản xuất năm 2016
Nguồn: VBCS Theo công bố của Nikkei, chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên mức 54 điểm trong tháng 11 từ mức 51,7 trong tháng 10, đồng thời cao hơn so với 49,4 điểm ghi nhận cùng kì năm ngoái do đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng nhanh.
Biểu đồ 11: Chỉ số PMI và chỉ số Vn-Index từ 1/6/2013 – 1/04/2016
39
Nhận xét: Những thời điểm mà chỉ số PMI dưới 50 điểm thì thị trường có tỷ suất
sinh lời âm trong tháng đó. Ngược lại, khi triển vọng thị trường tăng lên (PMI tăng hơn 50 điểm) thị trường phản ánh tích cực hơn.
Hiện tại, tại Việt Nam chỉ số PMI chưa thật sự quan trong đối với nhiều nhà đầu tư tuy nhiên tại những nước phát triển khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Chỉ số PMI được xem là tiêu chuẩn quan trọng cho hoạt động đầu tư.
3.1.1.5. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
- Khái niệm: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.
Biểu đồ 12: Chỉ số IIP năm 2016 so với cùng kỳ
Nguồn: VCBS Công nghiệp chế biến chế tạo nổi bật và là động lực quan trọng thúc đẩy của tăng trưởng ngành Cơng nghiệp nói riêng và tồn nền kinh tế nói chung. Cụ thể, chỉ số IIP công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11/2016 tăng 13,1%, cao hơn mức 11,3% của cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng đầu năm 2016 chỉ số này đạt 11%, tăng nhẹ so với
40
con số 10,4% của cùng giai đoạn năm 2015. Trong mức tăng 7,2% của ngành Công nghiệp, ngành Công nghiệp chế biến chế tạo khẳng định vai trị chủ đạo với mức đóng góp lên đến 7,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Nhận xét: Việc tăng hay giảm của chỉ số Tổng IIP này ảnh hưởng khá mạnh đến
nhiều ngành cũng như là thị trường chứng khoán.
3.1.1.6. Lạm phát
- Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm
của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát khơng hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp.
Biểu đồ 13: Mối tương quan giữa lạm phát và chỉ số VN-Index
Nguồn: FPTS
Nhận xét: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
Thơng thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển tốt và có xu hướng giảm khi nền kinh tế giảm sút. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát
41
triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy việc dự đốn tình hình kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó đến giá chứng khốn cũng rất quan trọng đến các nhà đầu tư.
3.1.1.7. Lãi suất
- Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay
đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên.
Bình thường, lãi suất thực chất khơng là gì khác hơn ngồi chi phí mà một ngưịi phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang thị trường chứng khốn lại khơng dừng lại ở đó.
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dịng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm.
Không chỉ vậy, quan hệ quan hệ giữa lãi suất thì trường và lãi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tác động đến giá của chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất chứng khốn thì giá chứng khốn sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứng khoán giảm sút vì người ta thích gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng khoán.
42
Biểu đồ 14: Tương quan giữa lãi suất và thị trường chứng khoán 2006 - 2015
Nguồn: FPTS - Khi NHNN tăng lãi suất thì điều này khơng tác động ngay lập tức vào thị trường chứng khốn, tác động trực tiếp đó là các ngân hàng sẽ chịu chi phí cao hơn khi vay tiền từ NHNN. Sau đó các cá nhân trong nền kinh tế với các khoản vay sẽ bị tác động kế tiếp, đặc biệt với những cá nhân vay với lãi suất thả nổi. Điều này có thể khiển mọi người hạn chế chi tiêu vì chi phí cao hơn dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp thấp đi. Do đó các cơng ty, doanh nghiệp bị tác động gián tiếp bởi việc tăng lãi suất như là kết quả của hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Nhưng khơng chỉ có vậy, các doanh nghiệp cũng đi vay tiền từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khi các khoản này trở nên đắt đỏ hơn nó tác động trực tiếp đến dịng tiền của doanh nghiệp ảnh hưởng và cuối cùng thì lợi nhuận bị giảm sút. Dẫn đến giá cổ phiếu sẽ giảm đi.
- Một phương pháp để định giá một công ty là phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, phương pháp chiết khấu các dòng tiền ước lượng trong tương lai về hiện tại và lấy tổng số tiền đó chia cho số cổ phiếu lưu hành. Mức giá này khác nhau bởi các kỳ vọng của khác nhau của nhà đầu tư vào công ty tại các thời điểm khác nhau. Do những kỳ vọng khác nhau này, họ sẽ có các quyết định khác nhau mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu đó, tùy theo nhận định mỗi người.
43
- Nếu một cơng ty đang trong tình trạng tăng trưởng kém hoặc lợi nhuận không hấp dẫn, do chi phí nợ cao hoặc doanh thu thấp, khi đó dịng tiền tương lai sẽ giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá cổ phiếu công ty sẽ thấp đi.Đầu tư vào thị trường chứng khốn là một phương thức đầu tư có phần mạo hiểm hơn các hình thức khác. Nếu NHNN tăng lãi suất thì các chứng khốn khác với mức lãi suất mới ấn định như tín phiếu hay trái phiếu chính phủ sẽ được xem như những kênh đầu tư hấp dẫn hơn và thường được xem là có tỉ suất sinh lời tăng thuận chiều với lãi suất thị trường. Do đó dịng vốn có thể chuyển sang kênh đầu tư khác làm cho giá cổ phiếu bị giảm.
3.1.1.8. Tỷ giá
- Tỷ giá hối đối có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là mơi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh