Nguồn: FPTS Đỉnh đầu vai là một hình mẫu kỹ thuật hết sức phổ biến đối với những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất trong tất cả những hình mẫu kỹ thuật
66
được trình bày trong đề tài nghiên cứu này, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Những nhà phân tích kỹ thuật ít kinh nghiệm thường mắc lỗi đối với hình mẫu kỹ thuật này vì họ nhận thấy nó xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ. Những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường. Nó là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá.
Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mơ phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba điểm khôi phục - tăng giá trở lại sau khi giá giảm trong sự biến động của giá chứng khoán. Đỉnh đầu tiên – vai trái – xuấn hiện khi giá chứng khoán tăng đạt tới đỉnh của nó và sau đó giảm xuống. Đỉnh thứ hai – cái đầu - xảy ra khi giá chứng khoán tăng lên đến một đỉnh cao mới cao hơn đỉnh của vai trái rồi sau đó lại giảm xuống. Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khốn tăng một lần nữa nhưng khơng cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”. Trong mơ hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mơ hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vịng cổ” – neckline – mơ hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mơ hình khơng được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vịng cổ” – neckline.
67
Mẫu hình hai đáy:
Hình 4: Mơ hình hai đáy
Nguồn: Topstockresearch.com Mơ hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mơ hình này chỉ hồn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mơ hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mơ hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ cịn 3%.
Để có thể nhận diện chính xác mơ hình, nhà đầu tư nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng - thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao - ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.
Mẫu hình củng cố xu hướng Điểm chung:
- Sự tồn tại của xu hướng trước đó.
- Thanh khốn sụt giảm trong quá trình hình thành mẫu hình. - Thanh khoản gia tăng mạnh tại điểm bứt phá.
68
- Thời gian thiết lập các mẫu hình củng cố xu hướng thường ngắn hơn các mẫu hình đảo chiều.
Mẫu hình tam giác cân
Hình 5: Mơ hình tam giác cân
Nguồn: learning.stockbiz.vn Mơ hình tam giác hướng lên nhìn chung được coi là một dạng mơ hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đơi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mơ hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Với mơ hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường, kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên cịn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán.
“Breakout” (break-out có nghĩa là điểm xuất hiện sự đảo chiều của xu thế thị trường, ở đây sẽ dùng nguyên văn tiếng Anh) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mơ hình (tính từ điểm bắt đầu mơ hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mơ hình mang tính củng cố cịn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mơ hình mang tính đảo
69
chiều. Có một cách để ước lượng mức giá mục tiêu thấp nhất mà sự đột phá ra ngồi mơ hình này có thể đạt tới là xác định mức giá của điểm giao nhau dự kiến của hai đường kháng cự và hỗ trợ kéo dài. Tiếp đó ta đo chiều cao của mơ hình tam giác tức là khoảng cách (đo theo chiều thẳng đứng) giữa điểm cao nhất của đường kháng cự và điểm thấp nhất của đường hỗ trợ, rồi cộng khoảng này vào mức giá của giao điểm vừa đo ở trên nếu là "breakout" hướng lên và sẽ lấy mức giá của giao điểm trừ đi khoảng này nếu là "breakout" hướng xuống.
g. Mối quan hệ giữa giá và khối lượng.
- Khối lượng giao dịch là số lượng chứng khoán được giao dịch trong khoảng thời gian ta xem xét.
- Vai trò của khối lượng giao dịch: Đo lường tính thanh khoản.
Sử dụng như một chỉ báo xác nhận về sự phá vỡ, xu hướng, tích lũy, phân phối… Quy tắc diễn giải chung:
Giá Khối lƣợng Thị trƣờng
Tăng Tăng Mạnh
Tăng Giảm Tín hiệu cảnh báo
Giảm Tăng Mạnh (xu hướng giảm mạnh)
Giảm Giảm Tín hiệu cảnh báo
- Sự tương quan giữa xu hướng và khối lượng. Giá đang tăng
+ Khối lượng tăng cho thấy xu hướng thị trường mạnh.
+ Khối lượng giảm làm cho khó khẳng định xu hướng của thị trường, nên cần phân tích thêm các yếu tố khác.
Giá đang giảm
70
+ Khối lượng giảm sẽ làm cho việc xác định xu hướng gặp khó khăn, và cần phải phân tích thêm các yếu tố khác.
3.2.2. Tâm lý của nhà đầu tư.
Khi áp dụng các phương pháp kỹ thuật thì một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư hay khơng cịn phải dựa vào tâm lý của các nhà đầu tư vào thời điểm đó.
Theo thuyết lịng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
Chính vì thế, cùng một loại chứng khốn, có người cho rằng, xấu q cần phải bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán. Ngồi ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động.
71
CHƢƠNG 4: Phân tích thực tế
Tóm tắt tình hình cổ phiếu VNM trong 11 tháng của năm 2016. Biểu đồ 32: Diễn biến chỉ số giá của VNM và VN-Index
Nguồn: FPTS SCIC công bố chào bán 130,630,680 cổ phần tương ứng 9% vốn điều lệ của VNM. Hiện tại đại diện SCIC cho biết, chưa có bất kỳ lời đề nghị chính thức mua lại số cổ phần từ bên nào. Giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn của VNM vào ngày chào bán 2/12/2016 (dựa trên giá đóng cửa ngày 1/12/2016).
Tình hình kinh doanh của cơng ty Vinamilk trong năm 2016 Bảng 3: Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016
72
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 vẫn đạt mức tăng trưởng cao, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VNM lần lượt là 17.54% và 27.97% so với cùng kỳ 2015. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 tăng do tăng sản lượng bán. Góp phần làm LNST tăng.
Bảng 4: So sánh ROE và ROA của VNM từ 2010 - 2016
Nguồn: FPTS ROE và ROA có xu hướng được cải thiện trở lại kể từ năm 2014. Rủi ro từ giá sữa NVL tăng được dự báo không xảy ra vào 3-5 năm tới. Rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của VNM là giá sữa nguyên liệu, theo bà Mai Kiều Liên, giá sữa nguyên liệu sẽ khó tăng lên lại đỉnh năm 2014 trong vòng 3-5 năm nữa. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm tới khoảng 8%/năm. Động lực chính cho sự tăng trưởng này sẽ đến từ: (i) triển vọng còn rất lớn của thị trường nội địa khi mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực, (ii) sự gia tăng thị phần, đặc biệt ở thị trường nông thôn, và (iii) việc mở rộng các thị trường xuất khẩu.
Biểu đồ 33: Kết quả kinh doanh của VNM
73
Từ năm 2012 đến năm 2016, tăng trưởng doanh thu thuần hợp nhất của VNM có xu hướng giảm. Do quy mơ doanh thu lớn, tính trên giá trị tuyệt đối, doanh thu của VNM tăng đều khoảng 5,000 tỷ đồng/năm. Về cơ cấu doanh thu, chủ yếu đến từ mảng sữa chiếm trên 95%, còn lại đến từ nước giải khát, kem, pho mai. Trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 80% doanh thu và xuất khẩu chiếm 20%. Mức độ đóng góp vào doanh thu từ thị trường nội địa giảm dần, thị trường xuất khẩu tăng dần. Trong đó, nhu cầu thị trường trong nước tăng chủ yếu đến từ vùng nông thôn.
Bảng 5: Doanh thu từ nội địa và xuất khẩu trong năm 2010 - 2015
Nguồn: VNM Về mạng lưới bán hàng, VNM có mạng lưới rộng khắp cả nước, chỉ đứng sau quy mô mạng lưới của Masan. Năm 2015, kênh bán hàng truyền thống mang lại 85% doanh thu, kênh bán hàng hiện đại mang lại 15% doanh thu. Ở kênh truyền thống, VNM có 243 nhà phân phối độc quyền từ đó phân phối đến các điểm bán lẻ trong khu vực địa lý của mình. Ở kênh hiện đại, ngồi siêu thị và cửa hàng tiện lợi, VNM cịn có khoảng 200 VNM Shop.
Biểu đồ 34: Giá nguyên liệu sữa bột
74
Giá NVL sữa năm 2016 bắt đầu tăng từ tháng 3 đến nay, so với cuối năm 2015 đã tăng 25-30%, đỉnh giá cao nhất là vào năm 2014. Theo bà Mai Kiều Liên, trong vòng 3- 5 năm nữa lịch sử này sẽ không lặp lại. Năm 2014 giá NVL sữa tăng cao do Trung Quốc thiếu hụt nguồn cung. Đến nay, cung toàn cầu đã tốt lên, ở thị trường Trung Quốc cung đã tăng và cầu tiêu thụ suy giảm. Giải thích cho việc giá NVL sữa tăng 25 - 30% từ đầu năm 2016 đến nay là do giá NVL sữa đi từ đáy lên, ở mức đáy người dân Châu Âu từ chối chăn nuôi, khiến cho nhà nước phải trợ giá đẩy giá tăng.
Trong xu hướng giá tăng này, VNM đã có những cơng tác chuẩn bị đối với NVL nhập từ Mỹ và Châu Âu. VNM hiện tại đã có các hợp đồng ký kết về giá NVL đến tháng 5 năm sau. Nhờ việc ký hợp đồng tương lai (nhiều kỳ hạn khác nhau nhưng tối đa là 1 năm tùy vào dự báo giá của doanh nghiệp) đã giúp cho VNM không chịu hoàn toàn áp lực từ việc giá NVL tăng 25-30% này.
Biểu đồ 35: Hiệu quả quản lý chi phí
Nguồn: FPTS Kết quả kinh doanh 9 tháng 2016 cải thiện đáng kể so với năm 2015. Biên lợi nhuận được củng cố. Chi phí NVL sữa bột chiếm đến 70% chi phí nguyên liệu đầu vào. Năm 2014, giá NVL sữa bột tăng mạnh làm biên lợi nhuận của VNM bị ảnh hưởng. Đến
75
năm 2015-2016 giá NVL sữa bột giảm so với năm 2014 là nguyên nhân chính làm biên lợi nhuận của VNM tăng trở lại.
Triển vọng trong những năm tới
Tăng trưởng của ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 tăng bình quân 14%/năm, dự báo từ năm 2015 đến 2020 tốc độ tăng trưởng này là 9%/năm (theo VNM- dữ liệu ngành cơng nghiệp). Ngành sữa nói riêng cịn nhiều triển vọng, sức mua còn tăng cao.
Bên cạnh tăng trưởng ngành, tăng trưởng trong tương lai của VNM đến từ tăng trưởng thị phần. 49% thị phần ngành sữa thuộc về VNM, còn lại thuộc về các hãng khác là FrieslandCampina, Abbot, MeadJohnson, Nestle, Nutrifood, IDP, Mộc Châu, TH, Yakult, Kinh Đô…
Doanh thu tăng trưởng chủ yếu đến từ dòng sản phẩm sữa nước và sữa bột, năm 2015 thị phần 2 dòng sản phẩm này lần lượt tăng 1.1% và 1.2%.
Từ những phân tích trên, có thể thấy được VNM có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tối thiểu bằng với mức trung bình ngành khoảng 8%/năm trong 3 năm tới đây.
76
Chƣơng 5: Kết luận
Với đề tài: “ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN Ở
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”, luận văn đã kết hợp được những cơ sở lý luận và những diễn biến giá thực tế trên TTCK Việt Nam để đưa ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường. Luận văn lấy dẫn chứng từ những báo cáo thị trường của các cơng ty chứng khốn và dựa vào những phân tích tình hình của các cơng ty chứng khốn để tổng hợp và thống kê đưa ra để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên TTCKVN.
Từ những dữ liệu phân tích ở trên có thể thấy giá của một cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như những yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ của chính phủ,… những yếu tố mang tính khách quan từ thị trường chứng khoán thế giới, những vấn đề chính trị quốc tế, chính sách quốc tế hội nhập… đến những yếu tố bên trong như sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty, sự dự phóng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp cổ phần và phương pháp định giá doanh nghiệp. Quyết định đầu tư từ phương pháp cơ bản cũng là những yếu tố làm giá chứng khốn thay đổi.
Mặt khác phân tích kỹ thuật lại dựa vào những biến động giá trong quá khứ để dự đoán giá trong tương lai thể hiện sự kỳ vọng sự tăng trưởng giá, hay suy đoán sự giảm giá của giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó nhà đầu tư có quyết định có đầu tư vào hay không. Nếu nhiều nhà đầu tư cùng dự đoán giá cổ phiếu nào đó sẽ tăng lên trong thời gian sắp tới thì sẽ làm tăng cầu về cổ phiếu đó rồi từ đó làm giá cổ phiếu đó tăng