Biểu đồ giá cổ phiếu EMC giai đoạn tháng 9/2016 – tháng 7/2017

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62)

Nguồn: fireant.vn

3.2.1.2. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

- Hỗ trợ là vùng mà giá ở đó, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng trở lại thường là các vùng lõm hay đáy giá.

- Kháng cự là vùng mà giá ở đó, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ giảm trở lại thường là các đỉnh giá.

- Các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng để làm phương pháp giao dịch.

Nguồn: fireant.vn Biểu đồ 21: Biểu đồ Giá cổ phiếu PVD

55

Sự đảo ngược vai trò của ngưỡng hỗ trợ - kháng cự – Kỳ vọng mới dẫn đến mức giá mới mà sự kỳ vọng thì ln thay đổi. – Kỳ vọng thay đổi có thể phá vỡ các mức hỗ trợ - kháng cự

 Mức kháng cự bị phá vỡ sẽ thành hỗ trợ.

 Mức hỗ trợ bị phá vỡ sẽ thành kháng cự.

3.2.1.3. Đường xu hướng – kênh giá

a. Đường xu hướng.

- Đường xu hướng tăng là một đường thẳng hướng lên sang phải, nối liền những đáy thấp nhất.

Biểu đồ 22: Biểu đồ giá cổ phiếu BFC

Nguồn: fireant.vn - Đường xu hướng giảm là một đường thẳng hướng xuống nối liền các đỉnh hồi phục.

56

Biểu đồ 23: Biểu đồ giá cổ phiếu PVD

Nguồn: fireant.vn - Tầm quan trọng của đường xu hướng:

 Thời gian tồn tại càng lâu, càng đáng tin cậy.

 Số lần kiểm nghiệm thành công càng nhiều càng tốt.

 Độ dốc khoảng 45 độ cho thấy xu hướng có khả năng bền vững. - Cách sử dụng các đường xu hướng:

 Xác định chiều hướng của thị trường.  Xác định dấu hiệu đảo chiều của xu hướng.  Xác định các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự.

b. Kênh giá.

- Khái niệm: là biến thể của đường xu hướng – Được vẽ song song với đường xu hướng.

- Mục đích:

 Xác định độ rộng của xu hướng.

 Báo hiệu sự tăng tốc của xu hướng hiện tại khi bị phá vỡ.  Chốt lãi trong kinh doanh ngắn hạn.

57

Biểu đồ 24: Biểu đồ giá cổ phiếu HAX

Nguồn: fireant.vn

3.2.1.4. Các chỉ số kỹ thuật.

a. Đường trung bình động (MA)

Dùng để xác định xu hướng của giá trong một giai đoạn nhất định.

- Được tính tốn bằng cách cộng dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định và sau đó lấy tổng số chia cho số ngày.

- Kỳ thông dụng:

 Ngắn hạn: MA (14), MA (21), MA (25)  Trung hạn: MA (50), MA (55), MA (75)  Dài hạn: MA (100), MA (200), MA (250)

58

Biểu đồ 25: Chỉ số giá VN-Index và đường MA (20)

Nguồn: fireant.vn

Nhận xét: Đường MA(20) là giá trung bình của thị trường trong 20 ngày qua, nên nó đại diện cho mong muốn của các nhà đầu tư trong 20 ngày tới. Do đó, nếu giá chứng khốn nằm trên đường trung bình MA nghĩa là kỳ vọng hiện tại của nhà đang cao hơn so với kỳ vọng trung bình của họ trong 20 ngày qua, và nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn làm cho giá cổ phiếu có thể sẽ tăng.

Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường trung bình MA nghĩa là kỳ vọng của nhà đầu tư đang thấp hơn so với giá trung bình trong 20 ngày qua, thể hiện sự bi quan của nhà đầu tư dẫn đến giá cổ phiếu có thể sẽ giảm.

b. Chỉ báo MACD

MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá.

Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính:

- Đường MACD: EMA(12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất - EMA(26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất

59

- Đường tín hiệu MACD: là đường EMA(9) của đường MACD

- Đường biểu đồ MACD (Histogram): đường MACD - đường tín hiệu MACD Biểu đồ 26: Chỉ số giá VN-Index và MACD

Nguồn: fireant.vn - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA(12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA(26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA(12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA(26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.

Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.

Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.

60

Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.

Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:

- Hội tụ: Biểu đồ MACD thu hẹp lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.

- Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao ( không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.

Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.

c. RSI (Relative Strength Index)

Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau:

RSI = 100 - 100/(1+RS)

RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày

61

Biểu đồ 27: Biểu đồ giá của cổ phiếu BFC và đường RSI

Nguồn: fireant.vn - Tín hiệu thơng dụng: RSI > 70 => Vùng q mua

RSI < 30 => Vùng quá bán

- Sử dụng hiệu quả nhất là khi giá đang đi ngang và có đỉnh đáy xác định. d. Fibonacci.

Dãy số 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...sáng tạo bởi nhà toán học Leonardo Pasino (Fibonacci).

- Mỗi số sau được tính bằng tổng hai số liên tiếp phía trước

- Bỏ qua 4 số đầu tiên, tỷ lệ của bất kỳ của con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, tỷ lệ sẽ là 0.618

- Lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, tỷ lệ sẽ là 0.382 - 0.618 và 0.382 gọi là tỷ lệ vàng trong dãy Fibonacci

Fibonacci trong phân tích kỹ thuật có nhiều dạng nhưng thường được dùng nhiều nhất là Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui), Fibonacci Projection (Fibonacci mở rộng).

62  Fibonacci Retracement

Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật (Retracement hay Pullback). Phản ứng của giá tại từng mức phản ánh tầm quan trọng của ngưỡng Fibonacci đó. Thường ngưỡng 38.2%, 50% và 61.8% là các ngưỡng mà giá có xu hướng đảo ngược nhiều nhất nên được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio).

Biểu đồ 28: Biểu đồ giá cổ phiếu CTG giai đoạn tháng 10/2015 – 5/2016

Nguồn: vietstock.vn Như đồ thị của mã CTG cho thấy ngưỡng 61.8% kết hợp với khoảng trống ngay trên đó đã hỗ trợ tốt cho CTG và giá đi lên mạnh từ ngưỡng này. Tương tự ngưỡng 38.2% hiện đang là ngưỡng hỗ trợ tạm thời cho giá.

63  Fibonacci Projection.

Biểu đồ 29: Biểu đồ giá DXG giai đoạn 6/2015 – 12/2015

Nguồn: fireant.vn Như biểu đồ ta có thể thấy giá của DXG có xu hướng biến động quanh các ngưỡng Fibonacci.

Các mốc mạnh là 61.8% 100% và 161.8% . Trong đó mốc kháng cự 100% là mạnh nhất và thường sẽ xảy ra sự đảo chiều mạnh ở đây. Việc tính Fibonacci Projection để dự đốn đỉnh của sóng tăng rất quan trọng . Cách sử dụng Fibonacci Projection phải linh hoạt và kết hợp với các chỉ số khác cũng như kháng cự khác . Nếu các kháng cự khác cũng trùng với kháng cự do Fibonacci Expansion tạo ra thì kháng cự này trở nên mạnh mẽ hơn .

e. Bollinger Band

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là cơng cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Dùng để xác định xu hướng và độ dao động của giá trong một giai đoạn nhất định.

Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.

64 - Một đường trung bình ở giữa

- Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations) - Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)

Biểu đồ 30: Biểu đồ giá BFC giai đoạn 4/2016 – 4/2017 và Bollinger band

Nguồn: fireant.vn - Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

- Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

- Dải Bollinger thu hẹp: dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh. f. Một số mẫu hình giá cổ phiếu phổ biến

 Mơ hình đảo chiều xu hướng. Điểm chung:

- Sự tồn tại của xu hướng trước đó. - Sự phá vỡ xu hướng chính.

65

- Các mẫu hình đỉnh thường tồn tại ngắn hơn và biến động mạnh hơn các mẫu hình đáy.

- Các mẫu hình đáy thường có phạm vi dao động giá nhỏ và cần thời gian dài hơn để hình thành.

- Khối lượng giao dịch thường quan trọng hơn ở xu hướng giá lên.

 Mơ hình vai – đầu – vai:

- Xu hướng giá đang là tăng.

- Khối lượng tại “đầu” thấp hơn “vai trái”. Khối lượng tại “vai phải” thấp hơn đáng kể so với 2 đỉnh trước.

- Khối lượng tăng tại điểm phá vỡ đường viền cổ.

- Xem xét điều chỉnh các mục tiêu giá. Nguồn: vietstock.vn

Biểu đồ 31: Biểu đồ VN-INDEX giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn: FPTS Đỉnh đầu vai là một hình mẫu kỹ thuật hết sức phổ biến đối với những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất trong tất cả những hình mẫu kỹ thuật

66

được trình bày trong đề tài nghiên cứu này, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Những nhà phân tích kỹ thuật ít kinh nghiệm thường mắc lỗi đối với hình mẫu kỹ thuật này vì họ nhận thấy nó xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ. Những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường. Nó là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá.

Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba điểm khôi phục - tăng giá trở lại sau khi giá giảm trong sự biến động của giá chứng khoán. Đỉnh đầu tiên – vai trái – xuấn hiện khi giá chứng khoán tăng đạt tới đỉnh của nó và sau đó giảm xuống. Đỉnh thứ hai – cái đầu - xảy ra khi giá chứng khoán tăng lên đến một đỉnh cao mới cao hơn đỉnh của vai trái rồi sau đó lại giảm xuống. Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khoán tăng một lần nữa nhưng không cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”. Trong mơ hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mơ hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vòng cổ” – neckline – mơ hình sẽ bị phá vỡ khi đường vịng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mơ hình khơng được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline.

67

 Mẫu hình hai đáy:

Hình 4: Mơ hình hai đáy

Nguồn: Topstockresearch.com Mơ hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mơ hình này chỉ hồn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mơ hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mơ hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ cịn 3%.

Để có thể nhận diện chính xác mơ hình, nhà đầu tư nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng - thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao - ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.

 Mẫu hình củng cố xu hướng Điểm chung:

- Sự tồn tại của xu hướng trước đó.

- Thanh khốn sụt giảm trong q trình hình thành mẫu hình. - Thanh khoản gia tăng mạnh tại điểm bứt phá.

68

- Thời gian thiết lập các mẫu hình củng cố xu hướng thường ngắn hơn các mẫu hình đảo chiều.

 Mẫu hình tam giác cân

Hình 5: Mơ hình tam giác cân

Nguồn: learning.stockbiz.vn Mơ hình tam giác hướng lên nhìn chung được coi là một dạng mơ hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đơi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mơ hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Với mơ hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường, kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán.

“Breakout” (break-out có nghĩa là điểm xuất hiện sự đảo chiều của xu thế thị trường, ở đây sẽ dùng nguyên văn tiếng Anh) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mơ hình (tính từ điểm bắt đầu mơ hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mơ hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mơ hình mang tính đảo

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)