Tương quan giữa lãi suất và thị trường chứng khoán 2006 2015

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

Nguồn: FPTS - Khi NHNN tăng lãi suất thì điều này khơng tác động ngay lập tức vào thị trường chứng khốn, tác động trực tiếp đó là các ngân hàng sẽ chịu chi phí cao hơn khi vay tiền từ NHNN. Sau đó các cá nhân trong nền kinh tế với các khoản vay sẽ bị tác động kế tiếp, đặc biệt với những cá nhân vay với lãi suất thả nổi. Điều này có thể khiển mọi người hạn chế chi tiêu vì chi phí cao hơn dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp thấp đi. Do đó các cơng ty, doanh nghiệp bị tác động gián tiếp bởi việc tăng lãi suất như là kết quả của hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Nhưng khơng chỉ có vậy, các doanh nghiệp cũng đi vay tiền từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khi các khoản này trở nên đắt đỏ hơn nó tác động trực tiếp đến dịng tiền của doanh nghiệp ảnh hưởng và cuối cùng thì lợi nhuận bị giảm sút. Dẫn đến giá cổ phiếu sẽ giảm đi.

- Một phương pháp để định giá một cơng ty là phương pháp chiết khấu dịng tiền DCF, phương pháp chiết khấu các dòng tiền ước lượng trong tương lai về hiện tại và lấy tổng số tiền đó chia cho số cổ phiếu lưu hành. Mức giá này khác nhau bởi các kỳ vọng của khác nhau của nhà đầu tư vào công ty tại các thời điểm khác nhau. Do những kỳ vọng khác nhau này, họ sẽ có các quyết định khác nhau mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu đó, tùy theo nhận định mỗi người.

43

- Nếu một cơng ty đang trong tình trạng tăng trưởng kém hoặc lợi nhuận không hấp dẫn, do chi phí nợ cao hoặc doanh thu thấp, khi đó dịng tiền tương lai sẽ giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá cổ phiếu công ty sẽ thấp đi.Đầu tư vào thị trường chứng khoán là một phương thức đầu tư có phần mạo hiểm hơn các hình thức khác. Nếu NHNN tăng lãi suất thì các chứng khốn khác với mức lãi suất mới ấn định như tín phiếu hay trái phiếu chính phủ sẽ được xem như những kênh đầu tư hấp dẫn hơn và thường được xem là có tỉ suất sinh lời tăng thuận chiều với lãi suất thị trường. Do đó dịng vốn có thể chuyển sang kênh đầu tư khác làm cho giá cổ phiếu bị giảm.

3.1.1.8. Tỷ giá

- Tỷ giá hối đối có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là mơi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.

- Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới thị trường chứng khoán khá nhiều, các nguồn vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh đã làm nảy sinh lí do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làm tăng lãi suất. Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế và ngược lại.

- Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước ngồi khi phải thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tỷ giá cuối năm, trong đó có các doanh nghiệp ngành dịch vụ công cộng, xi măng, vận tải biển và dầu khí. VOS, VNA, PVT, NT2, HT1, PPC… Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển, có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra thì cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá.

- Bên cạnh những doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong

44

nước cũng chịu tác động từ việc thay đổi tỷ giá khi chi phí đầu vào gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo), cơng nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu).

- Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá; trong đó các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản. Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng VND.

Bảng 3.1: Những ngành bị tác động bởi sự thay đổi tỷ giá

Ngành Đánh giá ảnh

hƣởng Nguyên nhân ảnh hƣởng Cổ phiếu lƣu ý

Cao su Trung lập

Các DNXK cao su gặp nhiều khó khăn trước động thái phá giá đồng RMB do Trung Quốc tiêu thụ đến 50%. Việc tăng tỷ giá VND/USD làm giảm bớt tác động tiêu cực của việc phá giá RMB.

DPR, TRC, PHR, TNC, VHG

Cơng nghệ Tích cực Doanh thu của các dịch vụ gia công

phần mềm bằng USD. FPT, CMG

Thủy sản Tích cực Các DN thủy sản chủ yếu suất khẩu sang Hoa Kỳ, EU và Đông Á. VHC, FMC, IDI, HVG Dầu khí Tích cực Nguồn thu của các DN dầu khí chủ yếu bằng USD trong khi chi phí bằng

VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

PVD, PVS, GAS

Điện Tiêu cực

Các DN nhiệt điện đều có dư nợ bằng ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất giá có thể làm giảm doanh thu tài chính từ lãi chênh lệch tỷ giá của các DN này.

NT2, PPC, BTP

Vận tải

biển Tiêu cực

Các DN vận tải biển có dư nợ bằng đồng USD lớn. Việc VND bị mất giá dẫn đến các DN phải chịu lỗ tỷ giá.

VOS, PVT, VTO

Xi măng Tiêu cực

Các DN xi măng dư nợ bằng ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất giá có thể làm giả doanh thu tài chính từ lãi chênh lệch tỷ giá của các DN này (tuy nhiên nếu tỷ giá EUR giảm thì tỷ giá tính chéo sẽ hạn chế bớt tiêu cực).

HT1, BCC, BTS

45

3.1.1.9. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trị quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam không nằm ngồi xu thế đó khi lượng vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng qua các năm và được chứng minh có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

FDI góp phần vào tăng trưởng GDP thơng qua: (1) Tăng trưởng đầu tư (I)

(2) Tăng trưởng Xuất Khẩu (X)

(3) Tăng trưởng tiêu dung thông qua gia tăng thu nhập của người lao động ( C ) (4) Tăng chi tiêu của chính phủ (G)

 Tổng cầu của nền kinh tế sẽ gia tăng từ đó kích thích tăng trưởng GDP

FDI cũng góp phần quan trong vào gia tăng cán cân thanh tốn thơng qua tài khoản đầu tư qua đó tác động đến tỷ giá.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)