Xuất nhập khẩu từ 2015-2016 và xuất nhập/GDP từ 2000 2016

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 46)

Nguồn: CEIC, VBCS Về xuất nhập khẩu, theo Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 316,9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2015, cải thiện so với tháng trước (tăng 4,63% trong tháng 10.2016) nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 10,3% của cùng kỳ 2015. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt hơn 159,94 tỷ USD, tăng 7,8%, gần tương đương con số 7,9% của 11 tháng đầu năm 2015. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 156,96 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7%, thấp hơn nhiều con số 12,7% của cùng giai đoạn năm 2015. Theo đó, việc ghi nhận thặng dư thương mại đạt 2,98 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2016 chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu suy yếu.

37

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước chỉ ghi nhận mức tăng yếu hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25,23 tỷ USD, nhích nhẹ 0,7%; điện thoại và linh kiện đạt 9,56 tỷ USD, giảm 3,9%; hóa chất đạt 2,87 tỷ USD, khơng thay đổi so với cùng kỳ; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 16,8%; phân bón đạt 1 tỷ USD, giảm 21,2%.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng nhanh qua từng năm và ước tính năm 2016 ở mức trên 85%.

Nhận xét: TTCK có tỷ lệ tương quan dương đối với sự tăng trưởng của nền kinh

tế. Do tăng trưởng kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, nên có thể thấy được rằng sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến TTCK Việt Nam. Khi xuất nhập khẩu tăng làm cho sự tăng trưởng kinh tế tăng theo kéo theo đó là sự tăng trưởng của TTCK và ngược lại, xuất nhập khẩu giảm làm cho nền kinh tế giảm sút thì đồng thời cũng làm cho TTCK giảm theo.

3.1.1.4. Chỉ số PMI

Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index™ (PMI™) Việt Nam): Là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để cho một đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trị như một chỉ số hàng đầu cho tồn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.

38

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 46)