Dòng vốn FDI của Việt Nam năm 2016

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 55)

46

Nhận xét: Với việc khối FDI đóng góp hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của

Việt Nam trong năm 2016, các doanh nghiệp này tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Đầu tư FDI 11 tháng đầu năm đăng ký đạt 18,1 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, kể từ tháng 9, đây là tháng thứ ba liên tiếp vốn FDI đăng ký ghi nhận mức giảm, dấu hiệu chững lại đang ngày một rõ nét hơn. Diễn biến này một phần là do vốn FDI đăng ký năm 2015 khá đột biến với các dự án của một số tập đoàn đa quốc gia lớn vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi xét một cách tổng thể, với việc khối FDI chiếm tỷ trọng và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, sự suy yếu về tăng trưởng của dòng vốn FDI rất cần được lưu tâm do có thể ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị kèm theo chính sách bảo hộ thương mại có thể được tăng cường. FDI thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 8,3%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 17,9% của cùng kỳ 2015.

3.1.2. Phân tích ngành Những yếu tố cần phân tích: Những yếu tố cần phân tích:

- Phân tích vịng đời của ngành ở Việt Nam để thấy được hiện tại ngành đang ở giai đoạn nào của vòng đời: sơ khai, đang phát triển mạnh, trưởng thành, suy thối... từ đó đánh giá khả năng sinh lời, tiềm năng tăng trưởng, mức độ cạnh tranh... của ngành tại Việt Nam.

- Phân tích chuỗi giá trị ngành của Việt Nam để biết được ngành tại Việt Nam hoạt động như thế nào.

- Phân tích cung cầu và giá cả sản phẩm/ dịch vụ chính của ngành tại Việt Nam để dự đoán xu hướng cung cầu trong tương lai và ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng ngành và chỉ số ngành.

47

- Môi trường kinh doanh tác động rất lớn đến tăng trưởng, tình hình của ngành. Do đó cần tiến hành phân tích kỹ các yếu tố về môi trường kinh doanh để hiểu được nó đang hoạt động và ảnh hưởng tới ngành như thế nào?

- Mức độ cạnh tranh của ngành tại Việt Nam qua mơ hình five-force của Micheal E. Porter.

Mục tiêu cuối cùng của mơ hình 5-Forces thể hiện khả năng sinh lời của một ngành, mơ hình xem xét khả năng tạo ra tỷ suất sinh lời của ngành và mức độ bền vừng tỷ suất sinh lời của ngành.

 Diễn biến ngành tại Việt Nam trong năm 2016.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)