Xúc tiến quảng bá thương hiệu ra nước ngoài

Một phần của tài liệu 'giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 101)

Thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam là cái tên quen thuộc ở trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn song ấn tượng về thương hiệu và sức ảnh hưởng của thương hiệu còn rất hạn chế với thị trường nước ngoài mà muốn nâng cao được thương hiệu thì đây là việc làm cần thiết. Bên cạnh các hoạt động khuếch trương, quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước, NHNo&PTNT Việt Nam cần xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra thị trường khu vực và thế giới để nắm bắt nhanh những cơ hội khi tham gia cạnh tranh và hội nhập vào hoạt động của thị trường tiền tê của khu vực và trên thế giới. Đồng thời, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước ngoài, tích cực tham gia các hội nghị quốc tế quan trọng, tổ chức các gian hàng triển lãm tại các hội nghị quốc tế quan trọng, thực hiên công tác thanh toán quốc tế nhanh, chính xác, an toàn, thực hiện tốt và có hiệu quả các dự án ủy thác đầu tư, tích cực tham gia vào các hiệp hội, diễn đàn kinh tế tài chính quốc tế quan trọng …

3.2.2.8. Một số giải pháp khác

Ngoài các biện pháp chính đã nêu trên, để xây dựng và phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, NHNo&PTNT Việt Nam đổi mới cơ chế quản trị điều hành

theo hướng tăng quyền tự chủ chi phí cho hoạt động marketing, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đối với chi nhánh, có quy định và cơ chế kiểm soát tránh hoạt động quảng cáo, hoạt động marketing, xây dựng và phát triển

thương hiệu có tính chất trùng lắp, chồng chéo, kém hiệu quả, chi về quan hệ, chi theo cảm tính…

- Thứ hai, tổ chức các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cụ

thể của các chi nhánh phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán thực tế của đơn vị nới chi nhánh đóng địa bàn.

- Thứ ba, về tổ chức giao lưu, thi đấu thể thao và các hình thức mở

rộng quan hệ khác: Hình thức này tạo sự gần gũi, thân thiện lẫn nhau, hiểu nhau hơn và tin tưởng nhau hơn giữa chi nhánh, cán bộ nhân viên của chi nhánh, với khách hàng, với cán bộ và nhân viên của đơn vị mà chi nhánh cần duy trì là đối tượng khách hàng chiến lược lâu dài.

- Thứ tư, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan thông tấn báo chí,

các cơ quan truyền thông để tranh thủ sự ủng hộ đối với các hoạt động tuyên truyền tốt đối với hình ảnh, thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời để nắm bắt các thông tin không tốt ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu để có những biện pháp để hạn chế.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhà nước cần quan tâm và hoàn chỉnh về hành lang pháp lý cho vấn đề về thương hiệu:

- Hoàn thiện các chính sách, luật về quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt đó là vấn đề về thương hiệu, cần quy định chặt chẽ hơn về hoạt động quảng cáo, bảo hộ nhãn hiệu.

- Không ngững củng cố, hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật liên quan đến thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ.

- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu: tổ chức các cuộc hội thảo mời

các doanh nghiệp tham gia ý kiến về các chính sách của nhà nước, trao đổi về khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trên thực tế, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, thành lập các tổ chức có nhiệm vụ tư vấn về pháp luật và cách thức xây dựng, quản lý thương hiệu.

- Bên cạnh đó, tham gia ký kết các công ước quốc tế trong vấn đề bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế, để các thành viên tham gia vào công ước đó sẽ không xâm phạm lẫn nhau, từ đó tạo điệu kiện để các doanh nghiệp cùng một lúc có thể bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình trên tất cả các nước tham gia.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Với tư cách cơ quan quản lý ngành, Ngân hàng nhà nước cần tổ chức tuyên truyền và quảng bá thương hiệu của cả hệ thống ngân hàng, đồng thời có biện pháp ngăn chặn những hành vi lạm dụng thương hiệu làm tổn hại uy tín của các tổ chức tín dụng, gây khả năng mất an toàn cho toàn ngành ngân hàng.

- NHNN Việt Nam trong định hướng xây dựng NHTW hiện đại, trong đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động Marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đàm phán tìm kiếm các dự án quốc tế hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống NHTM Việt Nam cần hướng tới việc trợ giúp về nâng cao năng lực Marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu.

- NHNN cần xây dựng văn bản, quy định liên quan hướng dẫn hoạt động thương hiệu đối với hệ thống ngân hàng.

3.3.3 Với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể

- Cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, nhân viên và người dân tại địa phương tiếp cận làm quen với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng như: Chi

trả lương qua ngân hàng, nộp ngân sách nhà nước qua ngân hàng, ủy nhiệm chi tiền điện nước…

- Mặt khác, nếu có được sự ủng hộ, tuyên truyền tích cực từ phía chính quyền địa phương trong các hoạt động của mình nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên và nhân dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ Ngân hàng đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ hiện đại như thẻ, sms – banking… thì dịch vụ Ngân hàng dễ dàng đi sâu, phục vụ tốt đông đảo quần chúng nhân dân tốt và hiệu quả hơn, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng xã hội không dùng tiền mặt của Đảng và Nhà nước.

- Tạo điều kiện cho việc phát triển mạng lưới, cho việc lắp đặt hệ thống máy ATM, đặt biển quảng cáo của Ngân hàng, cũng như chuyển tải các thông tin, nhu cầu, ý kiến của nhân dân, của cán bộ, đảng viên,… về hoạt động ngân hàng tới khách hàng kịp thời và đầy đủ.

3.3.4 Kiến nghị đối vơi các tổ chức đào tạo trong lĩnh vực ngân hàng

Đối với các Ngân hàng lớn tại khu vực, tại Châu Á và xa hơn là trên thế giới, vấn đề thương hiệu và làm thương hiệu được rất quan tâm và coi là hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh, thì với Việt Nam đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ, chưa được quan tâm hoặc quan tâm ở mức độ thấp, người hiểu sâu, giỏi về thương hiệu là hạn chế. Do đó, các tổ chức đào tạo chuyên ngành nên tìm kiếm, liên kết với các tổ chức đào tạo uy tín quốc tế về thương hiệu, gửi cán bộ đi học tập tìm hiểu hình thành đội ngũ giảng dạy có trình độ, đáp ứng theo chuẩn quốc tế. Đội ngũ này sẽ là hạt nhân truyền đạt và đào tạo thế hệ kế cận am hiểu về thương hiệu.

Các tổ chức đạo tạo chuyên sâu ngành Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức lớp đào tạo, huấn luyện chuyên sâu hình thành nguồn nhân lực Ngân hàng am hiểu về marketing, về công tác xây dưng và phát triển thương hiệu. Tăng số lượng các đề tài nghiên cứu sinh, cao học, khóa luận tốt nghiệp về đề marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam,

toàn bộ nội dung chương 3, luận án đã tập trung giải quyết được những nội dung cơ bản như:

- Từ định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng, luận án đã xác định chiến lược và các mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian đoạn 2012-2015 và xa hơn là giai đoạn 2015-2020.

- Tập trung đề ra và phân tích các giải pháp phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam với hai nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững và Nhóm giải pháp củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, với NHNN Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức đào tạo nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thương hiệu các NHTM Việt Nam nói chung và thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển.

Trong suốt gần 25 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang không ngừng phấn đấu và khẳng định vai trò là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng quyết liệt hơn. Trước những thực tế đó, Agribank cần thiết là phải có những chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp với những điều kiện môi trường kinh doanh mới, cũng như những định hướng phát triển của Nhà nước trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên công tác xây dưng và phát triển thương hiệu tại các Ngân hàng Thương mại trong nước của Việt Nam vẫn còn thiếu chiều sâu, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng kịp nhu cầu cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập đặc biệt là trước sự phát triển mạnh mẽ của các Ngân hàng nước ngoài. NHNo&PTNT Việt Nam cũng không tránh khỏi thực trạng chung đó, tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế thực trạng thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam với những thành tựu cũng như những mặt chưa đạt được của thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đề tài đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm giúp cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng phát triển, phát triển bền vững có thể vươn tầm ra khu vực và trên thế giới để khẳng định thương hiệu của một ngân hàng nhằm giữ vững vai trò là ngân hàng hàng đầu với phương châm kinh doanh “ Mang phồn thịnh đến khách hàng ”.

1. . Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam các năm 2008

2. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam các năm 2009

3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam các năm 2010

4. Tổng quan hoạt động của Agribank năm 2011

5. Báo cáo tổng kết HĐKD NHNo&PTNT Việt Nam năm 2009 6. Báo cáo tổng kết HĐKD NHNo&PTNT Việt Nam năm 2010

7. Báo cáo công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Ban Tiếp thị và Thông tin Tuyên truyền - NHNo&PTNT Việt Nam năm 2009.

8. Báo cáo công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Ban Tiếp thị và Thông tin Tuyên truyền - NHNo&PTNT Việt Nam năm 2010.

9. Báo cáo công tác tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Ban Tiếp thị và Thông tin Tuyên truyền - NHNo&PTNT Việt Nam năm 2011.

10. Trần Ngọc Sơn (2005), “Một số nhận xét về hoạt động Marketing

ngân hàng ở nước ta hiện nay”, Thị trường Tài chính Tiền tệ, 15(189), tr29-

30.

11. Đỗ Tất Ngọc, Trần Ngọc Sơn (2008), Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam, 20 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất

bản Lao động xã hội – Hà nội, tg 14-15 ;20-22 ;30-47.

12. James R.Gregory (2004) (Nguyễn Hữu Tiến và Đặng Xuân Nam biên dịch), Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Matt Haig (2005), Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của

14. TS.Trịnh Quốc Trung (2005), “Xây dựng thương hiệu cho các Ngân

hàng Thương mại Viêt Nam”, Công nghệ ngân hàng, 4, tr37-42.

15. ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa (2005), “Một số giải pháp nâng cao năng

lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Thị trường tài chính Tiền tệ, 1.6.2005, tr19-22.

16. Nhiều tác giả (2009), Kellogg bàn về thương hiệu, NXB Văn hóa Sài Gòn, tg 57-79; 209-231 ; 301-325.

17. Thom Broun (2004), Triết lý xây dựng và phát triển thương hiệu,

Nhà xuất bản Giáo dục.

18. Theo InfoTV (11/5/2009), Tại sao Ngân hàng phải thay đổi nhận

diện thương hiệu.

19. Theo Vietnambranding (25/09/2008), Tạo giá trị thương hiệu từ lợi

thế của mình.

20. Theo Vietnambranding (04/12/2007), Bản sắc tạo ra giá trị thương

hiệu.

21. Theo Vietnambranding (21/02/2011), 6 dấu hiệu nhận biết sức mạnh

thương hiệu.

22. Theo Vnbrand (25/5/2009), Định vị thương hiệu Ngân hàng trong

nước vẫn đi theo lối mòn.

23. Doanhnghiep24g (28/02/2008), Chiến lược phát triển thương hiệu

thế nào là hợp lý?

24. Tạp chí ngân hàng (18/06/2009), Định hướng xây dựng thương hiệu

trong ngành Ngân hàng Việt Nam , Số 11/2009.

25. ThS. Nguyễn Trung (24/04/2008), HậuQuảng cáo, tài trợ và phát

26. Viết Chung (2010), Sản phẩm thanh toán thế mạnh từ mạng lưới và

công nghệ của Agribank, Tạp chí Thông tin Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam, số 249, tg36-38

27. Matt Haig (2009), Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của

mọi thời đại, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.

28. Marty Neumeier (2010), The brand gap – Khoảng cách, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

29. Jacky tai (2011), Đặt tên cho thương hiệu – 10 nguyên tắc để tạo nên

Một phần của tài liệu 'giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 101)