Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 'giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 82)

Năng lực tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam và các NHTM khác tại Việt Nam nhìn chung là thấp so với các NHTM trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, theo lộ trình hiện đại hóa công nghệ đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam phải đầu tư rất nhiều vào việc mua sắm thiết bị máy móc, phần cứng máy chủ, bản quyền phần mềm. Do vậy nếu ít vốn thì sẽ khó khăn cho việc

đầu tư công nghệ hiện đại tạo lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, gia nhập sân chơi mới WTO sẽ không dành cho những Ngân hàng yếu về tiềm lực tài chính. Do đó, để năng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn tối thiểu 8%, thì NHNo nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng vốn điều lệ: Bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước; tăng vốn theo cam kết với WB khi thực hiện dự án Tài chính nông thôn II; thu hồi từ nợ tồn đọng nhóm 5 và nợ có tính chất nhóm 5 đã được nhà nước cấp nguồn xử lý với chỉ tiêu tăng hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) trên 9%

- Lành mạnh hóa về mặt tài chính: Tiếp tục sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn thu ngày càng cao không những có điều kiện đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần quan trọng trong việc xử lý nợ xấu tạo thế vững chắc cho chính Ngân hàng. Bên cạnh đó, để giảm bớt tình hình nợ xấu cần xử lý thì NHNo&PTNT Việt Nam phải thực hiện kiên quyết vấn đề kiểm soát và quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng.

- Nâng cao chất lượng tài sản: NHNo&PTNT Việt Nam cần thực hiện các biện pháp tăng khả năng sinh lời thông qua việc tối ưu hóa cơ cấu tài sản và công nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, xây dựng và triển khai hệ thống kế toán quản trị trên nền tảng hệ thống kế toán tiêu chuẩn quốc tế.

Triển khai các hình thức huy động vốn phù hợp với đặc điểm của kinh tế thị trường. Xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với cơ chế chính sách của Nhà nước, phù hợp với diễn biến của thị trường, thị hiếu của người gửi tiền và định hướng chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam như: Chính sách về lãi suất huy động, chính sách ưu đãi thu hút khách hàng…

Tăng huy động vốn tại thị trường nông thôn để cho vay nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu chi phí vốn tại các vùng đô thị và các vùng có tính cạnh tranh cao để xây dựng các chính sách huy động phù hợp, đồng thời tận dụng tối đa nguồn vốn từ các định chế tài chính.

Tăng cường các biện pháp quản lý tài sản có, nâng tỷ trọng tài sản có sinh lời đạt mức tối đa. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng, cơ cấu đầu tư, cho vay theo từng phân ngành, nhóm khách hàng đảm bảo những khoản cho vay, đầu tư mới phát sinh nợ quá hạn, nợ có vấn đề với tỷ lệ bù đắp được từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng cho vay. Cơ cấu lại khách hàng và danh mục đầu tư, cho vay theo hướng đa dạng hóa khách hàng, không tập trung dư nợ lớn vào một ngành hàng, một khách hàng. Tăng tỷ trọng tín dụng tiêu dùng, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm, điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh của NHNo có khả năng thích ứng được với sự biến động của thị trường.

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro: Ngân hàng cũng như bất cứ ngành kinh doanh nào khác mang lại lợi nhuận rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng là rất nhiều rủi ro, với Ngân hàng đó là: Rủi ro hệ thống, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ra đạo đức… đây chính là những loại rủi ro mà Ngân hàng sẽ phải thường xuyên đối mặt. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, khi Ngân hàng vấp phải rủi ro nào đó gần như ngay lập tức sẽ được thông tin ra ngoài công chúng, uy tín hình ảnh ngay lập tức giảm sút, hậu quả là không thể lường trước. Như vậy để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, sinh lời và giữ vững hình ảnh đối với khách hàng và công chúng thì yêu cầu Ngân hàng phải làm tốt công tác quản trị rủi ro, thường xuyên theo sát biến động của thị trường chủ động dự báo phòng ngừa rủi ro xảy ra, cụ thể:

+ Xây dựng quy trình quản trị rủi ro bao gồm: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro, đánh giá và kiểm tra rủi ro để có biện pháp khắc phục và rút kinh nghiệm.

+ Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro đáp ứng các yêu cầu của nguyên tác Basel trên cơ sở xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro như: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế…Bên cạnh là tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro.

+ Xây dựng chế độ trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liê tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yêu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu 'giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 82)