CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN
4.4.1 Những kết quả đạt được
Trong ba năm gần đây 2013- 2015, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh 12 có hoạt động huy động vốn tốt, không ngừng tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh đó chi nhánh cịn có các sản phẩm tín dụng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của nhiều khách hàng.
Trong những năm qua, cho vay ngắn hạn của chi nhánh 12 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cho vay ngắn hạn không những tăng trưởng về quy mô mà còn nâng cao dần về chất lượng. Điều này thể hiện rõ nhất khi đến năm 2015 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng, vòng quay vốn cho vay tăng, tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn đều giảm. Chứng tỏ tình hình sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả, phát huy tác dụng từ các chính sách mà chi nhánh cũng như toàn hệ thống đề ra. Các cá nhân, hộ gia đình hay các doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, đem lại ngày càng nhiều thu nhập. Đạt được kết quả trên là do ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh đã nỗ lực hết mình trong cơng việc; thực hiện nhiều chính sách, biện pháp đúng đắn phù hợp với từng thời kỳ phát triển với phương châm “An toàn và hiệu quả” cộng với các chính sách hợp lý của NHNN và Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế.
4.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, do vẫn cịn một vài sai sót riêng lẻ ở các khâu do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiệu quả tín dụng ngắn hạn của chi nhánh vẫn chưa được như mong muốn của Ban lãnh đạo ngân hàng. Những mặt hạn chế đó là:
- Quy trình nghiệp vụ cho vay nhiều lúc bị bỏ qua, đặc biệt là trong khâu thẩm định tín dụng. Áp lực về thời gian thẩm định dự án đến từ cả hai phía lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn, đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn trong quá trình thẩm định. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng khó có thể kiểm tra được đầy đủ thơng tin, từ đó khơng đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro.
- Chưa đa dạng hóa trong lĩnh vực cho vay, các khoản tín dụng ngắn hạn của chi nhánh chủ yếu vẫn cịn tập trung vào tín dụng ngắn hạn từng lần và tín dụng ngắn hạn theo hạn mức. Đây là hai nghiệp vụ ngắn hạn mang tính chất thụ động, ngân hàng hồn tồn phụ thuộc vào khách hàng, khơng có sự chủ động trong hoạt động cho vay. Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn thấu chi và luân chuyển cũng đã được áp dụng tuy nhiên quy mơ cịn thấp.
- Nhiều khách hàng chưa xây dựng được phương án sử dụng vốn vay hợp lý, sử dụng vốn vay không hiệu quả, dẫn đến thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khơng có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận nhưng ở mức quá thấp không đủ để trả nợ ngân hàng.
- Hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, công tác thẩm định của ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay khơng vẫn là một vấn đề nan giải cần được khắc phục trong những năm tới.
Nguyên nhân tồn tại những hạn chế
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Quy trình thực tế cịn nhiều thiếu sót: ngân hàng Cơng Thương đã lập ra sổ tay tín dụng nhằm mục đích chuẩn hóa các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy vậy việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ trên lý thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình cho vay trong sổ tay tín dụng, nhiều bước thực hiện dựa hồn tồn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm chất lượng món vay.
- Những thông tin chủ yếu do khách hàng cung cấp nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, khơng đảm bảo tính đúng đắn và chính xác do vấn đề thiếu thông tin.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích: dùng vốn kinh doanh thơng thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn…
- Khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp kém: trong quá trình hoạt động, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà các dự án kinh doanh không thuận lợi. Các doanh nghiệp hoạt động không tốt, không tận dụng được vốn vay từ ngân hàng. Có thể do năng lực quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của nhà lãnh đạo cịn hạn chế, khơng thích ứng được với những thay đổi của thị trường hoặc từ những biến động bất lợi trên thị trường.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực do vậy sổ sách kế toán doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng phần lớn chỉ mang tính hình thức. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu doanh nghiệp cung cấp sẽ thiếu tính thực tế và xác thực.
- Đạo đức của khách hàng: một vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng là ý chí trả nợ của khách hàng, khách hàng khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay thậm chí có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng.
4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.5.1 Phân tích mơ tả