CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CH
NHÁNH 12
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 12
- Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade
- Tên giao dịch: Vietinbank
- Trụ sở chính: 366 Trường Chinh, p.13, q. Tân Bình, TP Hồ Chí Minh - Điện thoại: 08.3812.1028 – Fax: 08.3810.0087
- Website: www.vietinbank.vn - Logo:
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 12 hoạt động theo giấy phép số 184/TCC6 ngày 28/9/1994 của Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 303173. Tiền thân của ngân hàng Vietinbank 12 là ngân hàng Nhà nước quận Tân Bình được thành lập sau những ngày giải phóng đất nước năm 1975. Đến tháng 7/1988, được chuyển đổi thành ngân hàng Công Thương chi nhánh 12 trực thuộc ngân hàng Cơng Thương Tp. Hồ Chí Minh. Đến tháng 10/1993, chi nhánh 12 được nâng cấp lên trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Cơng Thương Việt Nam. Vietinbank 12 gồm có 8 phịng giao dịch: Âu Cơ, Tân Phú, Lũy Bán Bích, Phan Huy Ích, Phan Văn Hớn, Bảy Hiền, Lê Trọng Tấn, Lê Thị Riêng. Từ đó đến nay, hoạt động của chi nhánh không ngừng cải thiện, các sản phẩm được cung cấp ngày càng đa dạng, thị trường được mở rộng mạnh mẽ vượt ra khỏi địa bàn quận, trình độ đội ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
4.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
- Huy động vốn: hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội tệ và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn; vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài; vay từ NHNN và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.
- Hoạt động tín dụng: tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Vietinbank. Các hoạt động tín dụng của Vietinbank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho th tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.
- Hoạt động đầu tư: các hoạt động đầu tư của Vietinbank được thực hiện thơng qua việc tích cực tham gia vào thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư bao gồm Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHNN, Cơng trái xây dựng Tổ quốc, Trái phiếu giáo dục,…Ngồi ra, Vietinbank cịn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngồi nước, góp vốn liên doanh với các tổ chức nước ngồi.
- Dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ: Vietinbank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.
- Các hoạt động khác: bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, Vietinbank cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng VNĐ và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, các hoạt động chứng khốn thơng qua các cơng ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng điện tử,…
4.1.3 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 12 thực hiện theo mơ hình tổ chức là chi nhánh cấp I của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, gồm: Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh và tổ chức cán bộ tại chi nhánh. Chi nhánh Vietinbank 12 được tổ chức thành các phòng ban thực hiện từng nghiệp vụ cụ thể, bao gồm: phịng Kế tốn, phịng Tiền tệ kho quỹ, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Bán lẻ, phịng Tổ chức hành chính, phịng Tổng hợp. Chi nhánh Vietinbank 12 cịn có 8 phịng giao dịch trực thuộc.
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Vietinbank chi nhánh 12
Ban giám đốc
P. khách
hàng DN P. bán lẻ P. kế toán P. tiền tệ kho quỹ P.TC-HC P. tổng
hợp P. thơng tin điện tốn 8 PGD 22
Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
Phòng khách hàng DN
- Thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh tốn của ngân hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Phòng bán lẻ
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân. Tiếp cận, tìm hiểu, giới thiệu các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.
- Phát hành các loại thẻ cho cá nhân.
Phịng kế tốn
- Tiếp xúc và thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
- Theo dõi, quản lý hồ sơ khách hàng gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các giao dịch khác theo đúng quy định.
- Tổng hợp kiến nghị, ý kiến phản hồi của khách hàng trong quá trình giao dịch để trình ban giám đốc xem xét.
- Theo dõi thu nợ vay, phối hợp với bộ phận tín dụng để nhận nợ, thực hiện thu nợ gốc và lãi đúng, đủ.
- Đóng, chấm và lưu trữ hồ sơ chứng từ của khách hàng, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
Phòng tiền tệ kho quỹ
Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các phịng giao dịch và giao dịch viên phịng kế tốn.
Phịng tổ chức – hành chính
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo cán bộ theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thực hiện cơng tác chính trị, văn phịng, hoạt động kinh doanh và cơng tác bảo vệ an tồn cho chi nhánh, bố trí nhân sự tham mưu cho ban giám đốc.
Phòng tổng hợp
Thực hiện nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến về kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
4.1.4 Các sản phẩm cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12
Khách hàng cá nhân
- Cho vay tiêu dùng: nhà ở, mua ơ tơ, chứng minh tài chính, du học nước ngồi, người Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh thông thường; sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ; cá nhân kinh doanh tại chợ; cho vay cửa hàng, cửa hiệu; cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Cho vay đặc thù: cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán.
Khách hàng doanh nghiệp
- Cho vay vốn lưu động.
- Cho vay doanh nghiệp vi mơ có tài sản bảo đảm chắc chắn. - Cho vay thấu chi.
- Cho vay thanh toán LC.