CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH 12
4.2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất được ngân hàng thực hiện dưới nhiều hình thức huy động khác nhau.
Bảng 4.1: Tình hình tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietinbank-Chi nhánh 12
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) THEO KỲ HẠN Không kỳ hạn 428.69 17.85 423.2 15.2 485.94 15 (5.49) (1.28) 62.74 14.83 Có kỳ hạn 1972.9 82.15 2361.46 84.8 2752.6 85 388.56 19.69 391.14 16.56
THEO LOẠI TIỀN TỆ
VNĐ 2171.43 90.42 2544.17 91.36 2952.27 91.16 372.74 17.17 408.1 16.04
Ngoại tệ 230.16 9.58 240.49 8.64 286.27 8.84 10.33 4.49 45.78 19.04
Tổng số dư
tiền gửi 2401.59 100 2784.66 100 3238.54 100 383.07 15.95 453.88 16.3
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng số dư tiền gửi huy động có sự tăng trưởng tốt qua các năm và có xu hướng tăng dần. Năm 2013, tổng số dư tiền gửi đạt 2401.59 tỷ đồng.
Đến năm 2014, tổng số dư tiền gửi huy động được 2784.66 tỷ đồng, tăng 383.07 tỷ đồng với tỷ lệ 15.95% so với năm 2013. Sang năm 2015, hoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh đạt 3238.54 tỷ đồng, tăng 453.88 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 16.3% so với năm 2014. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do huy động tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ tăng. Dù nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng nhưng ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên ngân hàng vẫn ln duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững qua các năm.
Về cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Nhóm tiền gửi khơng kỳ hạn năm 2013 đạt 428.69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17.85% trong tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, nhóm tiền gửi khơng kỳ hạn chỉ đạt 423.2 tỷ đồng, giảm 5.49 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 1.28% so với năm 2013, tỷ trọng năm 2014 cũng bị giảm sút một phần cũng do tổng số dư tiền gửi tăng một lượng lớn so với năm 2013. Sang đến năm 2015, lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 485.94 tỷ đồng, tăng khá nhiều tới 62.74 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 14.83% nhưng trong đó tỷ trọng của nhóm tiền gửi khơng kỳ hạn chỉ chiếm 15%, giảm so với năm 2014 là do tổng số dư tiền gửi tăng đột biến so với năm 2014.
Nhóm tiền gửi có kỳ hạn năm 2013 đạt 1972.9 tỷ đồng, chiếm 82.15% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt mức 236.46 tỷ đồng, chiếm 84.8% trong tổng số dư tiền gửi, tăng đột biến với tỷ lệ 19.69% tương ứng 388.56 tỷ đồng so với năm 2013. Sang đến năm 2015, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 2752.6 tỷ đồng chiếm 85% tổng số dư tiền gửi, tăng 391.14 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16.56% so với năm 2014.
Về cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ
Nhóm tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi huy động. Năm 2013 đạt 2171.43 tỷ đồng chiếm 90.42% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng thêm 372.74 tỷ đồng, tăng 17.17% so với năm 2013 đạt 2544.17 tỷ đồng chiếm tới 91.36% trong tổng số dư tiền gửi. Sang năm 2015, lượng tiền gửi VNĐ tăng lên đến 2952.27 tỷ đồng, tăng thêm 16.04% tương ứng với 408.1 tỷ đồng so với năm 2014 nhưng tỷ trọng trong tổng cơ cấu lại bị giảm sút chỉ chiếm 91.16% tổng số dư tiền gửi do tổng tiền gửi huy động trong năm 2015 gia tăng đáng kể.
Nhóm tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2013 đạt 230.16 tỷ đồng, chiếm 9.58% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi ngoại tệ có sự gia tăng nhưng khơng nhiều, chỉ tăng thêm 10.33 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 4.49% so với năm 2014 đạt 240.49 tỷ đồng. Sang năm 2015, lượng tiền gửi ngoại tệ đạt 286.27 tỷ đồng, chiếm 8.84% tổng số dư tiền gửi, tăng 19.04% so với năm 2014. Tuy NHNN ra quyết định giảm mức trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ khá thấp cộng với việc duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định để nâng giá trị đồng nội tệ nhưng lượng tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn gia tăng tuy chiếm tỷ trọng không lớn là do các doanh nghiệp nắm giữ ngoại tệ với mục đích để thanh tốn là chủ yếu, cịn các cá nhân gửi ngoại tệ là do tâm lý găm giữ ngoại tệ kỳ vọng tỷ giá tăng và cũng để đảm bảo an toàn, giữ giá đồng vốn. Vốn huy động ngoại tệ tăng nhưng người dân và
doanh nghiệp lại có xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ từ có kỳ hạn sang khơng kỳ hạn.
4.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn được coi là hoạt động then chốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giúp ngân hàng duy trì kinh doanh, khẳng định uy tín của ngân hàng cũng như chất lượng phục vụ đối với khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank- Chi nhánh 12
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 1548.96 60.51 1793.91 59.95 2050.83 56.03 244.95 15.81 256.92 14.32 Cho vay trung hạn 224.3 8.76 269.96 9.02 408.98 11.17 45.66 20.36 139.02 51.5 Cho vay dài
hạn 786.53 30.73 928.43 31.03 1200.6 32.8 141.9 18.04 272.17 29.32 Tổng dư nợ
cho vay 2559.79 100 2992.3 100 3660.41 100 432.51 16.9 668.11 22.33
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)
Hình 4.2: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank – CN12
1548.96 1793.91 2050.83 224.3 269.96 408.98 786.53 928.43 1200.6 0 250 500 750 1000 1250 1500 1750 2000 2250
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn
Do chi nhánh luôn tuân thủ việc điều hành tăng trưởng cho vay của ngân hàng trong từng thời kì, nhất là chú ý đến đảm bảo hiệu quả cho vay đối với từng món vay nên tổng dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm. Năm 2013, dư nợ cho vay đạt 2559.79 tỷ đồng. Đến năm 2014, tổng dư nợ cho vay đạt 2992.3 tỷ đồng, tăng 432.51 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16.9% so với năm 2013. Công tác huy động vốn tăng cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Sang năm 2015, tổng dư nợ cho vay tiếp tục tăng mạnh đạt mức 3660.41 tỷ đồng, tăng thêm 668.11 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 22.33% so với cùng kì năm 2014. Cụ thể:
Cho vay ngắn hạn tại Vietinbank- chi nhánh 12 luôn là hoạt động chủ yếu trong hoạt động cho vay và trong hoạt động tín dụng nói chung. Qua ba năm 2013-2015, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1548.96 tỷ đồng, chiếm 60.51% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2014, dư nợ vay ngắn hạn tiếp tục tăng đạt mức 1793.91 tỷ đồng, tăng 244.95% tương ứng với 15.81% so với năm 2013. Tuy mức dư nợ cho vay ngắn hạn có sự gia tăng nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay lại thấp hơn so với năm 2013, chỉ chiếm 59.95% là do tổng dư nợ cho vay gia tăng với mức nhiều hơn mức tăng của dư nợ vay ngắn hạn. Sang năm 2015, cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh đạt 2050.83 tỷ đồng chiếm 56.03% tổng dư nợ cho vay với lượng tăng thêm là 256.92 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 14.32%. Trong khi cho vay trung hạn năm 2013 đạt 224.3 tỷ đồng chiếm 8.76% tổng dư nợ cho vay. Năm 2014, cho vay trung hạn đạt 269.96 tỷ đồng chiếm 9.02% tổng dư nợ cho vay, tăng 20.36% tương ứng 45.66 tỷ đồng so với năm 2013. Sang đến năm 2015, cho vay trung hạn tiếp tục tăng và tăng đột biến đạt 408.98 tỷ đồng, tăng thêm 139.02 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 51.5% so với cùng kì năm 2015. Trong năm 2015 ngân hàng triển khai chương trình “Gắn kết lâu- Ưu đãi lớn” ưu đãi lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn nên đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Việc điều chỉnh lãi suất phù hợp với thời gian vay vốn nhằm mang đến những lựa chọn tối ưu, giúp khách hàng chủ động cân đối nguồn tài chính và các kế hoạch kinh doanh trung- dài hạn.
Năm 2013, cho vay dài hạn đạt 786.53 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30.73% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2014, số dư cho vay dài hạn đạt 928.43 tỷ đồng chiếm 31.03% tổng dư nợ cho vay, tăng 141.9 tỷ đồng với tỷ lệ 18.04% so với năm 2013. Sang đến năm 2015, cho vay dài hạn lại tăng thêm 272.17 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 29.32% đạt 1200.6 tỷ đồng, chiếm 32.8% trong tổng dư nợ cho vay.
Nhìn chung tuy trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi, mơi trường kinh doanh khó khăn nhưng ngân hàng đã bám sát định hướng, chính sách tín dụng của NHNN cùng với sự nỗ lực của tồn thể nhân viên nên cơng tác tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm. Đội ngũ nhân viên chi nhánh ln chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh cơng tác tín dụng của chi nhánh. Về hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng, khơng chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng mà nó cịn là hoạt động mang lại thu nhập
chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng.
4.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank- CN 12 từ 2013-2015
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013- 2015 của Vietinbank - CN12
ĐVT:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Doanh số % Doanh số % Tổng doanh thu 331.98 326.31 336.55 (5.67) (1.71) 10.24 3.14 Tổng chi phí 279.25 276.64 286.58 (2.61) (0.93) 9.94 3.59
Lợi nhuận trước
thuế 52.73 49.67 49.97 (3.06) (5.8) 0.3 0.6
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013 – 2015 của Vietinbank - CN 12
Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.3 ta thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh qua các năm đều có lợi nhuận theo xu hướng giảm rồi lại tăng. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế là 52.73 tỷ đồng, đến năm 2014 lợi nhuận chỉ còn 49.67 tỷ đồng, giảm 5.8% so với năm 2013. Nguyên nhân là do sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giai đoạn 2013-2014 nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ còn chậm và chưa thực sự bền vững, doanh thu và chi phí năm 2014 có sự giảm sút tuy nhiên chi phí giảm với tỷ trọng nhỏ
331.98 326.31 336.55 279.25 276.64 286.58 52.73 49.67 49.97 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
DT CP LNTT
hơn so với doanh thu nên kéo theo lợi nhuận trong năm 2014 bị suy giảm. Đến năm 2015, tuy doanh thu có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng chi phí có tốc độ gia tăng cao hơn so với doanh thu nên năm 2015 vẫn có lợi nhuận đạt 49.97 tỷ đồng nhưng với tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 0.6% cụ thể là tăng 0.3 tỷ đồng so với năm 2014.
Trong đó tổng thu nhập (bao gồm thu nhập chính từ thu lãi và các khoản thu nhập khác ngoài lãi) năm 2014 đạt 326.31 tỷ đồng giảm 5.67 tỷ đồng tương ứng với 1.71% so với năm 2013 là 331.98 tỷ đồng. Tuy nhiên với sự nỗ lực cao trong các hoạt động, ngân hàng đã nâng thu nhập của mình lên mức 336.55 tỷ đồng vào năm 2015, tăng lên 3.14% cụ thể là 10.24 tỷ đồng so với năm 2014. Để đạt được kết quả như vậy bên cạnh việc ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng uy tín, mở rộng hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ có liên quan như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kiều hối…Việc phát triển và nâng cao các hoạt động, dịch vụ không những giúp ngân hàng gia tăng thu nhập, tạo thêm uy tín cho ngân hàng giúp ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động và hạn chế được rủi ro thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay.
Bên cạnh doanh thu thì chi phí cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này thông thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Năm 2013, chi phí ngân hàng phải chi ra là 279.25 tỷ đồng, năm 2014 là 276.64 tỷ đồng giảm 0.93% cụ thể là 2.61 tỷ đồng so với năm 2013. Sang năm 2015, chi phí gia tăng với tốc độ 3.59%, cụ thể tăng 9.94 tỷ đồng so với năm 2014 làm chi phí đạt mức 286.58 tỷ đồng. Nhìn chung, chi phí có sự tăng giảm qua 3 năm là do sự biến đổi theo xu hướng của doanh thu.
Kết luận: Nhìn một cách tổng quát, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 12 luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi là do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, luôn đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ đó cho thấy được sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Chi nhánh.