Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 Mơ hình nghiên cứu

2.4.3 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Một cơng việc quan trọng của thủ tục thống kê xây dựng phương trình hồi quy là chứng minh sự phù hợp của phương trình này trong việc giải thích bản chất, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Một thước đo thường được sử dụng trong các nghiên cứu là R2 (coefficient of determination). R2 nhận các giá trị từ 0 đến 1, giá trị của R2 càng gần 1 thì phương trình đã xây dựng càng phù hợp. Tuy nhiên, sử dụng R2 có nhược điểm là giá trị của R2 càng tăng khi biến độc lập và biến kiểm soát gia tăng, nhưng chưa chắc mức độ giải thích của phương trình gia tăng theo. Do đó, người ta thường sử dụng thước đo thay thế có thể tránh được nhược điểm trên, đó là R2 điều chỉnh.

Đối với các hiện tượng kinh tế - xã hội, R2 điều chỉnh thường không cao như trong các hiện tượng tự nhiên hoặc kỹ thuật. Tiêu chí lựa chọn phương trình phù hợp cho nghiên cứu giả định là R2 điều chỉnh ≥ 0,2.

Về mặt thống kê, nếu xét ý nghĩa kinh tế, các biến giải thích được lựa chọn dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau:

 Tương quan chặt chẽ với biến được giải thích.  Ít tương quan giữa chúng với nhau.

Do đó, nghiên cứu đề xuất lựa chọn các biến giải thích từ phương trình tương quan theo tiêu chí tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc trong mức có ý

26

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI

nghĩa thống kê. Thường các nghiên cứu hay sử dụng mức có ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Tuy nhiên, trong tường hợp Việt Nam, với giả định là dữ liệu thu thập chưa đầy đủ, có thể chấp nhận thêm mức ý nghĩa 10%.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 37 - 38)