Thực trạng ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG

3.1 Tình hình chung

3.1.3 Thực trạng ngành thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam qua các năm có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, năm 2013 sản lượng thủy sản ước đạt 6,05 triệu tấn (tăng 2,1% so với 2012),Tổng sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4,4% so với 2013, giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục ước đạt 7,92 tỷ USD tăng 18% so với 2013. Năm 2015 xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2014, do thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trước bối cảnh hội nhập, nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu,..., việc xác định, nhận diện rõ thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức có vai trị quan trọng để định hướng ngành thủy sản phát triển. Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam là: luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền trong mội hoạt động của ngành thủy sản; điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn lợi thủy sản đa dạng phong phú; dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trường thủy sản ngày càng phát triển, do ảnh hưởng của các cuộc suy giảm kinh tế thế giới, thực phẩm thủy sản vẫn được ưa chuộng, giá cả ổn định; Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, tạo cơ

35

hội cho nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản; nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản; chất lượng sản phẩm nhìn chung có thể đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy vậy, tại Việt Nam ngành thủy sản còn xuất thiện nhiều hạn chế như: việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cịn khó khăn; cơng nghệ, lao động còn lạc hậu; Giá thành sản phẩm còn cao; thiếu vốn cho đâu tư; sản phẩm cịn gặp khó khăn ở rào cản kỹ thuật và hàng rào hải quan;...Trước những cơ hội mở rộng thị trường và hưởng mức thuế ưu đãi từ các hiệp định, thì ngay lúc này các doanh nghiệp cần đẩy mạnh áp dụng các quy trình ni và đạt được chứng nhận nuôi thủy sản an toàn như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BMP,... Đồng thời, đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để nâng cao năng suất lao động và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP,... tại các nhà máy chế biến thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu các sản phẩm thủy sản chế biến xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng. Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn, truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản, cải thiện chất lượng con giống để góp phần giảm giá thành sản phẩm (chất lượng con giống khơng tốt có thể đẩy tỷ lệ hao hụt lên tới 20-30%), trong đó doanh nghiệp giữ vai trị nịng cốt.

Ngoài những thuận lợi và khó khăn của các công ty thủy sản nói chung, thì ở các cơng ty thủy sản còn cần thêm nguồn vốn để kinh doanh để giúp cho cơng ty có thể hoạt động tốt. Thực tế, những năm qua, không chỉ vốn đầu tư vào ngành thủy sản èo uột, mà vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào ngành này cũng rất ít ỏi. Là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hang đầu thế giới, nhưng đáng ngạc nhiên là lĩnh vực này ở Việt Nam lại hầu như vắng bong các nhà đầu tư tầm cỡ, ngoại trừ lĩnh vực thức ăn chăn nuôi thủy sản.

Để có nguồn mới thì các cơng ty cần phải huy đông bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hang hoặc chủ sở hữu công ty phải tự bỏ thêm vốn vào, trong các phương án đó thì cách phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn là tốt nhất. Vì đây là nguồn vốn ổn định và khơng phải tốn nhiều chi phí cho việc huy đơng thêm nguồn vốn. Nhưng để thực hiện được thì các cơng ty cần phải thực hiện tốt việc QTCT theo thơng lệ quốc tế. Trong tình hình hiện nay thì các nhà đầu tư trong và ngồi nước ít đầu tư trong lĩnh vực thủy sản vì có độ rủi ro cao. Ngoài ra, sự minh bạch của các cơng ty tại Việt Nam cịn hạn chế theo nhận định của các tổ chức quốc tế và hiện nay vấn đề này đang được cải hiện một cách rõ rệt. Nên khi thực hiện QTCT tốt thì nhà đầu tư sẽ an tâm hơn trong việc lựa chọn công ty đầu tư vì có thể nắm rõ tình trạng của cơng ty mà mình đầu tư.

36

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI

Với sự phát triển của mơi trường đầu tư và tài chính hiện nay, để đảm bảo thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước một cách hiệu quả, các cơ quan xây dựng luật pháp đang thực hiện việc đảm bảo rằng, những quy định về QTCT và khuôn khổ pháp lý đã ban hành phải phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 46 - 48)