CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG
3.2 Phân tích
3.2.1.2 Kết quả đánh giá trách nhiệm của HĐQT của 14 công ty thủy sản
thủy sản.
A). Kết quả đánh giá được thể hiện ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá trách nhiệm của HĐQT
Đơn vị:% STT Mã CK Năm 2013 Năm 2014 1 AAM 47,76 47,76 2 ABT 47,52 47,52 3 ACL 42,30 43,21 4 AGF 44,12 42,55 5 ANV 42,85 47,09 6 ATA 41,94 42,85 7 CMX 42,61 43,52 8 FMC 42,85 43,76 9 HVG 37,70 38,61 10 ICF 20,42 20,42 11 TS4 42,85 42,85 12 VHC 51,33 53,82 13 VNH 45,27 45,27 14 VTF 38,30 38,30 Bình quân 41,99 42,68
(Nguồn: Tác giả thực hiện, 2016).
Kết quả đánh giá lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT của các cơng ty thủy sản khơng có sự thay đổi lớn, trách nhiệm của hội đồng quản trị qua hai năm có chênh lệch thấp. Tuy vậy, sự chênh lệch này cho thấy các công ty đang cải thiện về lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT, vì lĩnh vực này được đánh giá là thấp nhất so với bốn lĩnh vực cịn lại của QTCT. Điểm bình qn của các công ty năm 2013 là 41,99 đối với năm 2014 là 42,68 tăng 1,64% so với năm 2013 và có thể được cho là nằm trong mức trung bình theo kết quả đánh giá của báo cáo thẻ điểm năm 2012. Trong năm 2013 VHC có điểm cao nhất đạt 51,33 điểm và 53,82 điểm ở năm 2014 tăng 4,85% do cơng ty có báo cáo phát triển bền vững năm 2014. Bên cạnh đó thì AGF có điểm giảm xuống 3,58% so với 2013 do số thành viên HĐQT độc lập trong công ty giảm xuống dưới mức 50%(theo thông tư 121 thì chỉ cần số thành viên HĐQT độc lập chiếm từ 1/3 số thành viên HĐQT là được) so với số thành viên HĐQT. Cơng ty có điểm thấp nhất trong 14 công ty là ICF đạt 20,42 điểm qua hai năm, nguyên nhân khiến ICF có điểm rất thấp so với điểm bình quân là do ICF không công bố bảng điều lệ và quy chế quản trị công ty. Điều lệ và quy chế là chuẩn mực để cơng ty khẳng định cơng ty có chấp hành và
39
thực hiện đúng quy định hiện hành đối với các cơng ty niêm yết, có thể được xem là bộ khung của cơng ty. Đối với các cơng ty cịn lại thì ANV có mức điểm tăng cao nhất trong 14 công ty tăng 9,89% so với năm 2013, điều này thể hiện rằng ANV đang thay đổi về cách quản trị cơng ty. Nhìn vào kết quả chấm điểm thì có 4 cơng ty có mức điểm tăng lên so với năm 2013 là ANV, ACL, ATA, CMX, FMC, HVG, VHC. Đối với 6 cơng ty cịn lại thì kết quả chấm điểm qua hai năm khơng có sự thay đổi. Vậy có 7/14 cơng ty thay đổi về cách quản trị cơng ty của mình, các cơng ty cịn lại thì chưa đổi mới để nâng cao vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị.
B). So sánh theo trọng số
Vì trách nhiệm của HĐQT được xác định là lĩnh vực quan trọng trong QTCT và theo kết quả đánh giá của thẻ điểm năm 2012 thì lĩnh vực này được gắn mức điểm tối đa là 30%.
Bảng 3.6: So sánh kết quả nghiên cứu về trách nhiệm của HĐQT năm 2013 – 2014 với báo cáo năm 2012.
Đơn vị:% Chỉ số Điểm số 2011(IFC) Điểm số 2013 Điểm số 2014 Mức điểm tối đạt được
trong lĩnh vự này 30,00 30,00 30,00
Điểm số cao nhất công ty đạt được trong thực tế khảo sát 16,40 15,40 16,15 Điểm số thấp nhất công ty đạt được trong thực tế khảo sát 2,90 6,13 6,13
Điểm số trung bình cơng ty đạt được trong thực tế khảo sát
10,80 12,60 12,80
(Nguồn: Tác giả thực hiện, 2016)
Từ bảng 3.6 cho thấy điểm số cao nhất của lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT năm 2013 đạt 15,40 và năm 2014 đạt 16,15 thấp hơn so với kết quả của báo cáo thẻ điểm năm 2012. Về điểm số thấp nhất năm 2013-2014 cao gấp 2,11 lần so với báo cáo thẻ điểm năm 2012. Mức điểm trung bình cũng cao hơn so với báo cáo thẻ điểm năm 2012. So sánh kết quả của năm 2013 với năm 2014 thì trách nhiệm của HĐQT được nâng lên nhưng tốc độ tăng rất chậm.
40
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI
C). Từ kết quả đánh giá
Các công ty chú trọng đến việc nâng cao trách nhiệm của hội đồng quản trị trong công ty, cải thiện đáng kể này phần nhiều là nhờ nỗ lực của các cơ quan ban ngành trong việc cải thiện khung luật pháp về QTCT. Bao gồm việc ban hành Thông tư 121/2012/TT-BTC về Qui định QTCT áp dụng cho công ty đại chúng và Thông tư 52/2012/TT-BTC về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Nhưng hội đồng quản trị của các công ty cịn chưa hồn thiện theo tiêu chuẩn OECD. Mặt khác, các công ty chưa thể áp dụng quy tắc quản trị công ty theo tiêu chuẩn OECD là do: HĐQT cơng ty có rất ít thành viên HĐQT độc lập, theo OECD là 50%, còn tại Việt Nam theo thơng tư 121 thì chỉ 1/3 thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT; Các cơng ty khơng có tiểu ban điều hành dưới HĐQT, dẫn đến các nhận định, quyết định của HĐQT đơi khi thiếu tính khách quan và độc lập; Hoạt động thiếu hiệu quả do thiếu năng lực chuyên môn, hiểu biết để phục vụ cơng việc; Vai trị của ban kiểm soát chưa thực sự được chú trọng và phát huy hiệu quả; Khuôn khổ đánh giá cho HĐQT và các thành viên HĐQT chưa được công khai, không được quy định cụ thể.
Các cơng ty ít chú trọng tới việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử nhằm hướng tới chuẩn mực về văn hóa cơng ty cho các ban quản lý, ban điều hành và các nhân viên. Ngồi ra, các cơng ty còn lẫn lộn giữa vai trò của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. Đồng thời tất cả các cơng ty ở Việt Nam cịn chứa nhận diện được tầm quan trọng của quản trị công ty, nên khi xem xét đánh giá về trách nhiệm của HĐQT thì kết quả cịn rất thấp so với báo cáo thẻ điểm 2012.
41