Sơ lược về lịch sử Quản trị công ty và kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG

3.1 Tình hình chung

3.1.1 Sơ lược về lịch sử Quản trị công ty và kinh tế Việt Nam

Các hệ thống Quản trị công ty đã phát triển qua nhiều thế kỷ, bắt nguồn từ những thất bại của các công ty hay những cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống. Thất bại đầu tiên trong Quản trị cơng ty được ghi lại chính là Bong bóng Nam hải (South Sea Bubble) trong thế kỷ 18, một sự kiện tạo nên cuộc cách mạng trong việc xây dựng luật doanh nghiệp và cách thức kinh doanh Anh quốc.Tương tự, phần lớn những quy định về thị trường chứng khoán ở Mỹ được đưa ra sau sự sụp đổ của thị trường chứng khốn vào năm 1929. Đã từng có vơ số cuộc khủng hoảng từ trước tới nay, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng thứ cấp ở Anh quốc vào những năm 1970, cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga vào năm 1998, cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á trong giai đoạn 1997-1998 (đặc biệt là In-đô-nê-xia, Hàn Quốc và Thái Lan) và cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 dẫn tới nhiều hậu quả cho nên kinh tế. Lịch sử Quản trị công ty cũng được ghi nhận bằng một loạt những thất bại mà ai cũng biết đến của nhiều công ty. Những thất bại ấy thường là hậu quả của sự thiếu năng lực hay sự lừa đảo trắng trợn, nhanh chóng dẫn đến sự ra đời của những khuôn khổ và luật lệ Quản trị công ty mới, đáng chú ý nhất là những đạo luật về Quản trị công ty của nhiều quốc gia để giám sát các hoạt động của các công ty.

Khuôn khổ Quản trị công ty tại Việt Nam được thay đổi và được cải thiện một cách đáng kể trong những năm gần đây. Điều đó được thể hiện thông qua 114 loại luật và một số liên quan chủ yếu tới quản trị công ty như: Luật đầu tư (2005 và 2014); Luật doanh nghiệp (2005 và 2014); Luật chứng khoán (2006 và được sửa đổi, bổ sung 2010); Luật kiểm toán độc lập (2011); Luật kế toán (2015). Ngồi ra khn khổ quản trị công ty được thể chi tiết theo những nghị định và thông tư hướng dẫn cụ thể.

Với sự thay đổi đó, thì cần phải nhìn lại chặng đường đã qua của Việt Nam, có thể thấy 3 thế hệ hiệp định thương mại tự do (FTA) nối tiếp nhau diễn ra trong q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa. Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam đã tham gia 8 FTA, trong đó có 6 FTA khu vực (ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN – Ô-trây-li-a – Niu Di-lân, ASEAN - Ấn Độ) và 2 FTA song phương ( Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và FTA Việt Nam – Chi-lê). Cùng với 8 FTA truyền thống, ngoài FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) mới được ký kết và việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12/2015, có thể kể đến sự kiện đặc biệt là Việt Nam kết thúc đàm phán FTA thế hệ mới với Liên minh châu Âu (EVFTA) và đầy triển

32

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI

vọng là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các FTA này có hiệu lực sẽ ảnh hưởng rất mạnh tới nền kinh tế của Việt Nam. Đó vừa là cơ hội để phát triển nền kinh tế, vừa là thách thức do các tiêu chuẩn đặt ra giữa các nước, chênh lệch về giá và công nghệ. Sự cạnh tranh giữa các nước với nhau ngày càng quyết liệt hơn.

Còn về lịch sử phát triển của các công ty ở Việt Nam cịn chưa hồn thiện so với nhiều nước khác. Đặc biệt, nhiều công ty đang hoạt động hiện nay có nguồn gốc từ Doanh nghiệp Nhà nước. Công chúng đầu tư, cổ đông, nhà quản lý trong doanh nghiệp và ngay cả cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp chưa nắm rõ các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động công ty cổ phần, cơ chế bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cổ đông, ngăn chặn các giao dịch nội gián,... Ngay cả quy định pháp luật về doanh nghiệp và các thủ tục về đăng ký thành lập, thay đổi, giải thể, mua bán, sáp nhập, phá sản doanh nghiệp,... cũng đang trong q trình hồn thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm của hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản được niêm yết trên SGDCK TP HCM (Trang 43 - 44)