4.1 Hạn chế
Trong quá trình đánh giá tình hình thực hiện của các cơng ty thủy sản về lĩnh vực trách nhiệm của HĐQT. Sự thực hiện của các cơng ty cịn tồn tại một số hạn chế như:
Điều lệ các công ty chưa thể hiện chi tiết một số giới hạn dành cho HĐQT.
Khuôn khổ QTCT của các công ty chưa đáp ứng theo thông lệ quốc tế. Số lượng các thành viên HĐQT độc lập của các cơng ty ít hơn 50% số
lượng thành viên HĐQT.
Các công ty cần thành lập các tiểu ban trực thuộc HĐQT.
Khơng có các chỉ tiêu để thực hiện việc đánh giá HĐQT của công ty. Từ lĩnh vực trên ta thấy nhận thức của các cơng ty về QTCT cịn chưa đáp ứng
được yêu cầu cần có của những ngun tắc quản trị cơng ty theo thông lệ quản trị của quốc tế.
4.2 Giải pháp cải thiện tình hình Quản trị cơng ty tại Việt Nam Hoàn thiện cấu trúc nội bộ của cơng ty Hồn thiện cấu trúc nội bộ của công ty
Cần khẩn trương chuyển khai hoạt động tập huấn cho thành viên HĐQT mà hiện đã là một quy định bắt buộc.
Thiết lập những biện pháp kiểm soát hoạt động của cơng ty. Cần có bộ quy tắc chung cho công ty, bộ quy tắc được soạn thảo theo quy định của pháp luật. Đề ra tiêu chuẩn cho chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, ban điều hành cơng ty, ban kiểm sốt, kế tốn,… tất cả phải được nêu một cách chi tiết và cụ thể cho từng đối tượng. Bên cạnh các quy tắc của cơng ty cần có các chế tài, để kiểm tra việc thực hiện quy tắc của công ty.
Điều lệ công ty cần nêu rõ những chức vụ mà chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc công ty không được kiêm nhiệm trong cùng một nhiệm kỳ. Mỗi chức vụ tương ứng trong công ty phải chọn ra một người đảm nhiệm, để đảm bảo khơng có sự lạm dụng chức quyền, nâng cao tính độc lập của cơng ty. Quy định rõ ràng và cụ thể các trách nhiệm và nghĩa vụ của HĐQT, thành
viên HĐQT độc lập. Bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT và các nội dung liên quan đến HĐQT.
Những văn bản nói về quy chế công ty cần nêu rõ các nguyên tắc, trách nhiệm và vai trị của HĐQT, ban kiểm sốt. Ngồi ra trong quy chế nội bộ cũng phải đề cập đến việc HĐQT, ban kiểm soát phối hợp các chức năng của mình như thế nào, giám sát cơng ty và chiến lược công ty sao cho hiệu quả.
52
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI Giảm dần tỷ lệ sở hữu tập trung, trong công ty không nên để cho chủ tịch
HĐQT kiêm nhiệm giám đốc công ty.
Thành viên HĐQT độc lập của công ty nên chiếm hơn 50% số lượng các thành viên HĐQT. Cân đối giữa thành viên điều hành và không điều hành của công ty.
Các công ty cần xây dựng các phòng ban chức năng chuyên trách về QTCT.
Đề ra các quy định để bổ nhiệm thành viên HĐQT và các chức vụ quan trọng trong công ty.
Tăng cường chuyên môn, năng lực, đào đức cho các thành viên HĐQT và các ban trong cơng ty. Thơng qua các chương trình đào tạo, tập huấn hay những buổi hội thảo liên quan.
Tăng cường giám sát, tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả công tác trong cơng ty và từ đó xây dựng các chương trình tập huấn về QTCT cho các thành viên HĐQT, ban kiểm sốt và ban điều hành của cơng ty.
HĐQT và ban kiểm sốt khơng nên hạn chế số buổi họp cần tổ chức, trách nhiệm của hai bộ phận này là phải họp để lãnh đạo, đính hướng doanh nghiệp, thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng thì càng cần họp thường xuyên hơn. Cần có phương pháp làm việc hiệu quả tại các cuộc họp, có chương trình rõ ràng.
Chủ động cơng bố thơng tin theo quy định sớm hơn so với thời hạn quy định của Ủy ban chứng khốn Nhà Nước, Bộ tài chính và chủ động đưa lên trang web công ty.
Thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật về yêu cầu công bố thông tin.
Thông tin trên báo cáo thường niên, báo các tài chính là những thơng tin quan trọng, quảng bà hình ảnh của cơng ty, quan hệ công chúng là phương tiện thông tin đưa đến cổ đơng. Vì vậy các thơng tin cơng bố phải tuân thủ theo các chuẩn mực, nội dung cần chính xác, chi tiết, cụ thể từng khoản mục.
Nâng cao nhận thức về vai trò và nguyên tắc QTCT
Để nâng cao năng lực QTCT, trước hết nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và các nguyên tắc QTCT. Theo OECD QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa HĐQT, Ban Điều hành và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu, chiến lược trung và dài hạn của các công ty để xác định các phương tiện đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của các công ty. Khi nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và các nguyên tắc QTCT, các nhà lãnh đạo
53
sẽ tự nguyện hướng công ty đi theo những thông lệ tốt nhất để tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, thực hiện tốt hơn việc tuân thủ và giảm xung đột lợi ích giữa các bên có quyền lợi liên quan. Chính vì vậy, việc thay đổi và nâng cao nhận thức về QTCT phải được khởi nguồn từ cấp lãnh đạo cao nhất trong các công ty niêm yết mà ở đây là HĐQT và Tổng Giám đốc. Nếu khơng có sự cam kết từ lãnh đạo cấp cao sẽ rất khó để nâng cao QTCT và trên thực tế đây cũng là điểm cịn hạn chế của các cơng ty Việt Nam trong việc đánh giá theo Thẻ điểm QTCT ở khu vực ASEAN.
Chủ động áp dụng các công cụ để nâng cao chuẩn mực QTCT
Bên cạnh việc tuân thủ các khung QTCT tại Việt Nam, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, quy định liên quan đến QTCT của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, các cơng ty niêm yết cần chủ động nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ QTCT tốt trên thế giới và khu vực cho công ty. Hiện tại, các công ty niêm yết tại Việt Nam được khuyến khích sử dụng cơng cụ Thẻ điểm QTCT khu vực ASEAN để nâng cao chuẩn mực và thực tiễn thực hành QTCT. Việc sử dụng công cụ này sẽ giúp các công ty xác định được cụ thể những điểm yếu/tồn tại trong QTCT của các công ty từ bộ câu hỏi chi tiết trong Thẻ điểm, từ đó xác định những điểm cơng ty có thể cải thiện ngay và kế hoạch dài hạn để vươn tới những chuẩn mực cao hơn về QTCT theo thông lệ quốc tế.
Nâng cao năng lực QTCT của Lãnh đạo cơng ty
Trong mơ hình QTCT của các công ty niêm yết hiện nay, HĐQT và các Tiểu ban giúp việc có vị trí rất quan trọng trong việc định hướng tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và các chính sách quan trọng của cơng ty như lương thưởng, bổ nhiệm cán bộ cấp cao, chiến lược và đầu tư, kiểm toán nội bộ,… Theo các nguyên tắc của OECD, để thực hiện việc giám sát hiệu quả quản lý, ngăn ngừa xung đột lợi ích và cân bằng khả năng cạnh tranh của cơng ty, HĐQT phải có khả năng đánh giá khách quan - điều này được thể hiện qua cơ cấu thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT công ty. Việc đáp ứng được yêu cầu này địi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực cấp cao có trình độ, kinh nghiệm phù hợp trên thị trường lao động để cơng ty có thể tin dùng và sử dụng đội ngũ này với vai trò thành viên HĐQT độc lập nhằm nâng cao năng lực QTCT và tính khách quan của HĐQT.
Trên thực tế, đa phần các công ty niêm yết lớn trên thị trường xuất thân từ doanh nghiệp Nhà nước và hiện tại Nhà nước vẫn nắm giữ một phần vốn đáng kể trong cơng ty. Vì vậy, việc thay đổi tư duy về việc bầu các thành viên HĐQT độc lập tham gia QTCT cần có định hướng chỉ đạo và triển khai thực hiện từ các cơ quan quản lý vốn Nhà nước. Chính vì vậy, các cơng ty cần có lộ trình và giải pháp cụ thể để đáp ứng tiêu chuẩn về cơ cấu thành viên HĐQT độc lập theo luật định. Năng lực hoạt động của các tiểu ban thuộc HĐQT cũng cần được nâng cao
54
GVHD: NGUYỄN ĐÌNH KHƠI SVTH: TRẦN THẢNH THƠI
để phát huy vai trò tư vấn tham mưu của bộ phận này lên HĐQT, góp phần nâng cao năng lực QTCT của HĐQT. Khi năng lực QTCT được nâng cao, lãnh đạo công ty sẽ nhận thức được vấn đề QTCT trên thực tế không chỉ là công tác tuân thủ những quy định/chuẩn mực đã đặt ra, mà là sự đồng hành cùng công ty và giúp công ty tạo ra những giá trị vượt lên trên những chuẩn mực hiện tại.
55